Language Translation
.
logo_khong_nen_khong_chu_tai_web
HIỆP HỘI CÀ PHÊ - CA CAO VIỆT NAM
Vietnam Coffee Cocoa Association ( Vicofa )
Bền vững - Năng suất - Chất lượng - Giá trị gia tăng
Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

09/5/2022: KINH DOANH HÀNG HÓA THƯƠNG PHẨM: Đến lúc bí mật phải “bật mí”

Ngày đăng: 09-05-2022

Người thường cứ tưởng các sàn giao dịch hàng hóa thương phẩm, mua bán nguyên liệu là sân chơi chung, nơi ai muốn vào mua bán đều rộng cửa. Nhất là khi mạng internet trở thành phương tiện kết nối phổ thông, hầu hết các sàn kinh doanh thương phẩm đều chào đón các cá nhân vào đầu tư. Chỉ cần cài đặt phần mềm kết nối thông qua “nền tảng giao dịch” trên máy tính hay điện thoại thông minh, là bất kỳ ai cũng có thể đặt lệnh mua bán từ mọi ngóc ngách trên Trái Đất này. Chính vì thế, giới kinh doanh hàng hóa nguyên liệu cỡ nhỏ (hay còn gọi là đầu cơ nhỏ lẻ) đều tưởng rằng thị trường thương phẩm là một thế giới đại đồng vì quá dễ tiếp cận. Thời thế giới phẳng mà!

Thật ra, với nhiều doanh nghiệp lớn, kinh doanh trên các sàn thương phẩm là một bí mật. Vì kinh doanh mà không giữ bí mật, chuyện gì cũng để đối phương và đối tác biết, thì kinh doanh cái chi được? Nên không mấy ai là dân chuyên nghiệp dại mà tiết lộ chuyện vốn liếng kinh doanh, tại sao mua nhiều bán ít hay mua ít bán nhiều, họ tránh xa các thông tin có dụng ý lôi kéo bầy đàn mà chỉ tin mình biết mình. Mua bán mà để cả làng hiểu rõ bí kíp của mình, thì thà bán nhà đi làm từ thiện còn hơn, không phải thế sao?

Hoàn cảnh mới của thị trường khiến ai cũng lo, nhất là khi ngân hàng trung ương các nước lớn, đặc biệt tại nơi có các trung tâm giao dịch tài chính hoạt động, hình như bắt đầu bàn tính tới chuyện rủi ro cho giới kinh doanh hàng hóa thương phẩm.

Môi trường kinh doanh mới, đó là đồng tiền vay dễ sẽ không còn, lượng tiền lưu thông trên thị trường hết dồi dào như trong thời các ngân hàng trung ương trút ra hàng ngàn tỷ đô la Mỹ để bưng đỡ nền kinh tế vốn rất dễ vỡ giữa đại dịch Covid-19.

Giới hoạch định chính sách kinh tế thì nghĩ rằng xả tiền ra được thì rút về được, hạ lãi suất điều hành xuống thấp thì nay nhấc lên cao lại được, có sao nào! Đấy âu là chuyện rất bình thường. Tuy nhiên, nếu không lường trước được rủi ro xuất phát từ lực thanh khoản, khi thì dòng vốn kinh doanh tuôn như nước, khi thì rút lại đến khô vòi…ắt sẽ có tình trạng thị trường hàng hóa kinh doanh thương phẩm dễ bị hụt hẫng khiến nhiều doanh nghiệp tham gia một hoặc nhiều ngành hàng có thể phiêu diêu, sụp đổ.

Nguồn vốn đã hạn hẹp, nhưng nếu một người lơ đãng, chủ quan, kinh doanh quá tay với…doanh nghiệp sập tiệm đã đành, nhưng người ứng vốn, cấp tín dụng chính là các ngân hàng cũng bị vạ lây. Vốn sử dụng trong kinh doanh hàng hóa đâu phải nhỏ, vài trăm triệu đến hàng chục tỷ đô la Mỹ là chuyện bình thường. To như ở nước ngoài là vậy, nhỏ như tại Việt Nam, tín dụng cho người kinh doanh hàng hóa nguyên liệu từ vài trăm đến ngàn tỷ đồng chắc đếm không hết.

Thế mới có chuyện mới đây Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) “xía” vào chuyện kinh doanh hàng hóa thương phẩm, một trường hợp hiếm thấy. Họ khuyên các nước và giới chức trách quản lý thị trường cần theo dõi và giám sát thật kỹ các thị trường hàng hóa thương phẩm. Đồng thời, một quan chức trong Ủy ban giám sát kinh tế-tài chính của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ gióng tiếng báo rằng doanh nghiệp trong nghề phải chủ động xoay xở và đối phó làm sao để tăng cường lực thanh khoản cho chính mình.

qua_ca_phe_chin_1

Giá hàng hóa nguyên liệu trên các sàn giao dịch phái sinh, nhất là nông sản, đều tăng cực mạnh khiến các chủ sàn phải tăng tiền ký quỹ ban đầu. Tiền ký quỹ ban đầu (initial margin) là một món tiền “đặt cọc” được sàn giao dịch phái sinh quy định đối với người muốn giao dịch trên sàn. Số tiền ký quỹ này thường dao động từ 5%-10% so với giá niêm yết của mỗi mặt hàng tính trên từng hợp đồng hay còn gọi là “lô” giao dịch. Thí dụ, tiền ký quỹ này của hợp đồng cà phê robusta London là 1.900 đô la Mỹ/lô. Nếu xảy ra là một giao dịch (mua hoặc bán) bất lợi dẫn đến thua lỗ, nhà đầu tư phải nộp thêm tiền để bù cho bằng giá thời điểm hay còn gọi là tiền nộp để giữ vị thế kinh doanh (margin call). Nếu không nộp kịp, hợp đồng ấy sẽ bị chặn lỗ (stoploss) và tài khoản kinh doanh của người ấy về bằng “0”, trường hợp chặn lỗ mà vẫn thiếu, thì phải bù cho bằng với mức lỗ đã xảy ra.

qua_ca_phe_chin_1

Đứng trước tình hình lực thanh khoản bị rút về nhanh, thêm lãi suất đang trong quá trình tăng cao, các quỹ đầu tư lớn ôm tiền chạy lòng vòng khắp các sàn để tạo sóng kiếm lời, thì rủi ro cho các nhà kinh doanh hàng xuất khẩu (hàng thực) là rất lớn. Vì sao? Vì nhà kinh doanh hàng hóa thương phẩm “chạy trời không khỏi nắng” do họ phải sử dụng sàn phái sinh như là công cụ kinh doanh để bảo vệ giá cho mặt hàng (thực) mình mua bán.

Cuộc chiến tranh Nga-Ukraine đã đẩy giá hàng nguyên liệu tăng mạnh lên các nấc mới sau khi thị trường đã “cấy” yếu tố lạm phát vào giá, bất kể thuộc nhóm hàng nào, từ kim loại, năng lượng đến lương thực thực phẩm. Nên giữa lúc các ngân hàng trung ương Mỹ và EU đòi rút tiền về, thì lại là lúc doanh nghiệp kinh doanh cần tín dụng nhiều hơn mới đeo kịp. Vả lại, giữa giai đoạn giao thời khi các ngân hàng trung ương muốn đưa thị trường tài chính trở lại bình thường…thì cũng dễ khiến không ít các nhà kinh doanh mua bán theo quán tính mà đi quá trớn, có thể dẫn tới vỡ nợ.

Chính vì vậy, sắp tới, chuyện bí mật kinh doanh đành phải bị ép “bật mí”. Vì nếu không giám sát kỹ, có thể dẫn đến tình trạng vỡ nợ dây chuyền từ doanh nghiệp đến ngân hàng, ảnh hưởng xấu đến hệ thống tài chính. Các nhà kinh doanh hàng hóa thương phẩm nay được yêu cầu phải báo vị thế kinh doanh (trading position) cho ngân hàng trung ương như mua và bán bao nhiêu, lượng hợp đồng mua, bán khống nhiều hay ít để kịp thời điều chỉnh khi có biến trên các sàn phái sinh.

Như vậy, dù đồng tình hay không, sắp tới các ngân hàng trung ương Mỹ và EU sẽ yêu cầu báo cáo vị thế kinh doanh để tránh những hậu hoạn một khi giá trên các sàn giao dịch tăng giảm mạnh và thất thường theo hướng bất lợi cho một doanh nghiệp nào đó.

Giá dao động trên các sàn giao dịch phái sinh tăng hay giảm là chuyện thường tình. Nhưng ý định của giới quản lý kinh tế tài chính cho thấy thị trường hàng hóa sẽ đi vào giai đoạn rủi ro chưa từng thấy.

Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nguyên liệu từ mặt hàng vàng đến kim loại công nghiệp, từ năng lượng đến nông sản phải sử dụng các sàn giao dịch hàng hóa phái sinh để làm công cụ bảo vệ giá mua bán nên chăng thật nghiêm túc khi sử dụng thị trường “hàng giấy”, có mua bán hàng thực mới dùng thị trường kỳ hạn vì đây là lúc rủi ro nhất khi mua khống bán khống trên các sàn.

Khâu thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu cũng trờ thành vấn đề, tin đối tác nhưng nên kiểm tra thường xuyên sức khỏe tài chính lẫn nhau, nên bàn thảo với họ để tránh trường hợp trả tiền chậm, ảnh hưởng đến lợi nhuận cho các hợp đồng đã giao.

Giá hàng hóa nói chung gặp lúc biến động thất thường. Nên chăng người cung cấp tín dụng cần đưa ra các biện pháp hỗ trợ cho nhà kinh doanh hàng hóa xuất khẩu xoay vòng vốn nhanh để tránh tình trạng đầu cơ giá lên, để giúp doanh nghiệp bảo toàn vốn, qua đó mua sự an toàn cho chính mình./.

Tác giả: NGUYỄN QUANG BÌNH

TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC
THÀNH VIÊN ĐĂNG NHẬP
THỊ TRƯỜNG GIÁ CÀ PHÊ
Cập nhật hôm nay:
Giá định hướng ICOGiá trên sàn kỳ hạnGiá nội địa

Xem chi tiết >>>                             Chỉ số giá định hướng ngày: 12/08/2022

ĐVT: US cents/lb  

 

 

 

ICO Indicator prices
(US cents/lb)  12/08/2022

 

 

change

ICO Composite

201.65

+0.3%

Colombian Milds

296.41

+0.9%

Other Milds

270.12

+0.7%

Brazilian Naturals

221.83

-0.4%

Robustas

112.73

+0.5%

Xem chi tiết >>>                             Phiên giao dịch: 15/08/2022

ĐVT: USD/tấn (London)

US cents/lb (New York)

 

London

Giá khớp

Thay đổi

09/22

2256

+4

11/22

2265

+4

New York

Giá khớp

Thay đổi

12/22

221.55

-0.85

03/23

216.70

-0.85

Xem chi tiết >>>                            Ngày cập nhật: 25/07/2022

ĐVT: đồng/kg

 

 

Daklak:                

Mua xô: 43.400 đồng/kg cơ sở

Giao kho Daklak: 43.600 đồng/kg

Giao kho Bình Dương: 43.800 đồng/kg

R2: +200 đồng/kg so với xô

Mua R1 sàng 16: +800 đồng/kg

 

Gia Lai:                

Mua xô: 43.200 – 43.400 đồng/kg

 

Lâm Đồng:          

Mua xô: 43.400 – 43.600 đồng/kg

 



HỘI VIÊN LIÊN KẾT
lien_he_qung_cao
WEBSITE LIÊN KẾT
icobo_tai_chinhbo_cong_thngvcci_chuan_moi
cu_thuebo_nong_nghiephai_quantong_cuc_thong_ke
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI
logo_mau_moiw

HIỆP HỘI CÀ PHÊ - CA CAO VIỆT NAM (VICOFA)

Người đại diện: Ông Nguyễn Nam Hải - Chủ tịch Hiệp hội

 

Địa chỉ: Số 5 Ông Ích Khiêm, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội

VP Đại diện VICOFA tại TP. HCM: 135A Pasteur (lầu 5), phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. HCM

 

Tel: 024 3733 6520 - 3845 2818

E-mail: info.vicofa@gmail.com 

Website: www.vicofa.org.vn

 

Ghi rõ nguồn "www.vicofa.org.vn" khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này.

 

                                                                 gf-icn-youtube gf-icn-facebook gf-icn-twitter gf-icn-instagram gf-icn-rss

Website is designed at tnweb.vn