Language Translation
.
logo_khong_nen_khong_chu_tai_web
HIỆP HỘI CÀ PHÊ - CA CAO VIỆT NAM
Vietnam Coffee Cocoa Association ( Vicofa )
Bền vững - Năng suất - Chất lượng - Giá trị gia tăng
Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

24/6/2022: Cần có cơ chế tín dụng đặc thù cho tái canh cà phê

Ngày đăng: 24-06-2022

Ngày 24-6, tại TP Buôn Ma Thuột, UBND tỉnh Đắk Lắk phối hợp cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức “Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Đề án tái canh cà phê giai đoạn 2014-2020, triển khai Đề án tái canh cà phê giai đoạn 2021-2025”.

Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), sản lượng cà phê nhân (hạt cà phê thô) năm 2021 của cả nước ước đạt 1,816 triệu tấn (hơn 2,8 tấn/ha), tăng 52,5 nghìn tấn so với niên vụ trước, chủ yếu là do tăng năng suất và tăng diện tích trồng. Tây Nguyên là vùng sản xuất cà phê tập trung chính của cả nước.

Đề án tái canh cà phê các tỉnh vùng Tây Nguyên giai đoạn 2014-2020 được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành đã cụ thể hóa và xác định được quy mô, địa bàn, lộ trình thực hiện tái canh, đi kèm với đó là hoàn thiện quy trình, sản xuất giống đáp ứng yêu cầu tái canh.

Cần có cơ chế tín dụng đặc thù cho tái canh cà phê
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh phát biểu khai mạc hội nghị. 

Chương trình tái canh cà phê đã đem lại hiệu quả như trẻ hóa vườn cây cà phê già cỗi, sâu bệnh, năng suất thấp không còn khả năng phục hồi. Theo đó, năng suất các vườn tái canh đạt trung bình 2,8 tấn/ha, vượt 0,1 tấn/ha so với mục tiêu. Diện tích tái canh và ghép cải tạo cà phê vùng Tây Nguyên từ năm 2014-2021 đạt 170.532ha. Lâm Đồng là tỉnh có diện tích tái canh cà phê nhiều nhất trong các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2011-2021 với 81.331ha; Đắk Lắk 48.540ha; Đắk Nông 20.657ha; Gia Lai 18.288ha; Kon Tum 1.717ha.

Theo Đề án tái canh cà phê giai đoạn 2021-2025, mục tiêu cả nước trồng tái canh khoảng 75.000ha, ghép cải tạo 32.000ha. Trong đó 5 tỉnh vùng Tây Nguyên trồng tái canh 64.000ha, ghép cải tạo 27.000ha. Các tỉnh: Điện Biên, Sơn La, Quảng Trị, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu trồng tái canh 11.000ha, ghép cải tạo 5.000ha. Năng suất bình quân sau khi trồng tái canh và ghép cải tạo ở thời kỳ kinh doanh ổn định đạt 3,5 tấn nhân/ha, thu nhập/ha tăng 1,5-2 lần.

Thông qua những đóng góp vào chương trình tái canh cà phê, TS Phan Việt Hà, Phó viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên cho biết, Viện đã chọn tạo và chuyển giao các giống cà phê với đặc trưng giống riêng, từ đó bố trí cơ cấu giống phù hợp cho từng vùng, từng mục tiêu và từng giai đoạn canh tác phục vụ tái canh.

Đề xuất các giải pháp thực hiện tái canh trong thời gian tới, TS Phan Việt Hà cho rằng các địa phương cần tiếp tục điều tra, khảo sát, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin tập trung vào: Diện tích cà phê cần tái canh, ghép cải tạo, nhu cầu về lượng, giống cà phê. Cần thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát chất lượng cây giống ở các cơ sở kinh doanh giống cây trồng; chú trọng đầu tư nâng cấp các hệ thống sản xuất cây giống, nghiên cứu chọn tạo giống, hướng dẫn người sản xuất áp dụng đồng bộ các khâu trong quy trình tạo giống được khuyến cáo để giảm thiểu rủi ro khi thực hiện tái canh cà phê.

Cần có cơ chế tín dụng đặc thù cho tái canh cà phê
Quang cảnh hội nghị 

Tại hội nghị, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt Lê Văn Đức cũng đưa ra một số giải pháp khi triển khai Đề án tái canh cà phê giai đoạn 2021-2025 đó là: Hoàn thiện, ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về giống cà phê; hỗ trợ, khuyến khích xây dựng chuỗi giá trị sản xuất cà phê bền vững gắn với hình thành các vùng sản xuất tập trung. Tăng cường đầu tư chế biến sâu để nâng cao chất lượng cà phê, đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất cà phê, kêu gọi đầu tư, chuyển giao công nghệ tiên tiến trong chế biến và bảo quản. Tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, chế biến cà phê trong và ngoài nước…

Ông Lê Văn Đức cũng đưa ra giải pháp về cơ chế, chính sách và vốn. Trong đó nghiên cứu, kiến nghị Ngân hàng Nhà nước có cơ chế tín dụng đặc thù cho tái canh cà phê, nâng cao mức cho vay vốn trồng tái canh cà phê từ tối đa 150 triệu đồng/ha lên 350 triệu đồng/ha, giảm lãi suất phù hợp với thực tế nhằm giảm gánh nặng cho người dân trong khoảng thời gian tái canh cho đến khi thu hoạch cà phê…

Tin, ảnh: LÊ HIẾU (Báo Quân đội Nhân dân)

THÀNH VIÊN ĐĂNG NHẬP
THỊ TRƯỜNG GIÁ CÀ PHÊ
Cập nhật hôm nay:
Giá định hướng ICOGiá trên sàn kỳ hạnGiá nội địa

Xem chi tiết >>>                             Chỉ số giá định hướng ngày: 12/08/2022

ĐVT: US cents/lb  

 

 

 

ICO Indicator prices
(US cents/lb)  12/08/2022

 

 

change

ICO Composite

201.65

+0.3%

Colombian Milds

296.41

+0.9%

Other Milds

270.12

+0.7%

Brazilian Naturals

221.83

-0.4%

Robustas

112.73

+0.5%

Xem chi tiết >>>                             Phiên giao dịch: 15/08/2022

ĐVT: USD/tấn (London)

US cents/lb (New York)

 

London

Giá khớp

Thay đổi

09/22

2256

+4

11/22

2265

+4

New York

Giá khớp

Thay đổi

12/22

221.55

-0.85

03/23

216.70

-0.85

Xem chi tiết >>>                            Ngày cập nhật: 25/07/2022

ĐVT: đồng/kg

 

 

Daklak:                

Mua xô: 43.400 đồng/kg cơ sở

Giao kho Daklak: 43.600 đồng/kg

Giao kho Bình Dương: 43.800 đồng/kg

R2: +200 đồng/kg so với xô

Mua R1 sàng 16: +800 đồng/kg

 

Gia Lai:                

Mua xô: 43.200 – 43.400 đồng/kg

 

Lâm Đồng:          

Mua xô: 43.400 – 43.600 đồng/kg

 



HỘI VIÊN LIÊN KẾT
lien_he_qung_cao
WEBSITE LIÊN KẾT
icobo_tai_chinhbo_cong_thngvcci_chuan_moi
cu_thuebo_nong_nghiephai_quantong_cuc_thong_ke
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI
logo_mau_moiw

HIỆP HỘI CÀ PHÊ - CA CAO VIỆT NAM (VICOFA)

Người đại diện: Ông Nguyễn Nam Hải - Chủ tịch Hiệp hội

 

Địa chỉ: Số 5 Ông Ích Khiêm, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội

VP Đại diện VICOFA tại TP. HCM: 135A Pasteur (lầu 5), phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. HCM

 

Tel: 024 3733 6520 - 3845 2818

E-mail: info.vicofa@gmail.com 

Website: www.vicofa.org.vn

 

Ghi rõ nguồn "www.vicofa.org.vn" khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này.

 

                                                                 gf-icn-youtube gf-icn-facebook gf-icn-twitter gf-icn-instagram gf-icn-rss

Website is designed at tnweb.vn