Language Translation
.
logo_khong_nen_khong_chu_tai_web
HIỆP HỘI CÀ PHÊ - CA CAO VIỆT NAM
Vietnam Coffee Cocoa Association ( Vicofa )
Bền vững - Năng suất - Chất lượng - Giá trị gia tăng
Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

Bản tin thị trường cà phê ngày 11/10/2019

Ngày đăng: 11-10-2019
Chốt phiên 10/10 giá cà phê trên cả hai sàn đều tiếp tục sắc đỏ, cụ thể giá Robusta trên sàn London kỳ hạn tháng 11/2019 giảm nhẹ 1 USD chốt 1.257 USD/tấn, kỳ hạn tháng 01/2020 giảm 3 USD chốt 1.277 USD/tấn. Trong khi đó, giá Arabica trên sàn New York tiếp tục giảm sâu với kỳ hạn tháng 12/2019 giảm 1,95 cent chốt 93,50 cent/lb, kỳ hạn tháng 03/2020 cũng giảm 1,95 cent chốt 97,15 cent/lb.

Khảo sát Sentix cho thấy chỉ số về niềm tin của nhà đầu tư Eurozone giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2013. Kinh tế EU không chỉ gặp bất lợi từ vấn đề Brexit mà con căng thẳng thương mại với Mỹ khi WTO chấp thuận cáo buộc đã trợ giá cho hãng Airbus.

Chốt phiên 10/10 giá cà phê trên cả hai sàn đều tiếp tục sắc đỏ, cụ thể giá Robusta trên sàn London kỳ hạn tháng 11/2019 giảm nhẹ 1 USD chốt 1.257 USD/tấn, kỳ hạn tháng 01/2020 giảm 3 USD chốt 1.277 USD/tấn. Trong khi đó, giá Arabica trên sàn New York tiếp tục giảm sâu với kỳ hạn tháng 12/2019 giảm 1,95 cent chốt 93,50 cent/lb, kỳ hạn tháng 03/2020 cũng giảm 1,95 cent chốt 97,15 cent/lb.

Sáng nay 11/10 thị trường khu vực Tây Nguyên mua xô với giá 32,4 – 32,6 triệu đồng/ tấn. Tỷ giá Vietcombank mua vào 1 USD = 23.140 VND

Các doanh nghiệp và người nông dân trồng cà phê trên thế giới đều bị ảnh hưởng từ khủng hoảng về giá như hiện nay dẫn đến tình trạng  nông dân và doanh nghiệp sẽ bỏ vườn và không chăm phân bón vào cà phê như trước nữa.

Tình hình sản xuất tại một số quốc gia trồng cà phê lớn:

Theo báo cáo của Tổ chức Cà phê thế giới (ICO), sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ 2018 - 2019 ước đạt 169,73 triệu bao, tăng 3,9% so với niên vụ 2017 – 2018. Sản xuất cà phê tại Nam Mỹ ước tăng 4,9% lên 81,13 triệu, gồm cả sản lượng sửa đổi thêm một triệu bao của Brazil trong tháng trước. Sản lượng từ châu Á & châu Đại Dương tăng 4,1% lên 48,68 triệu bao và từ châu Phi tăng 2,9% lên 18,21 triệu bao. Sản lượng tại Mexico và Trung Mỹ chỉ tăng 0,4% lên 21,72 triệu bao.

Trong báo cáo điều tra lần thứ 3 về vụ mùa 2019/20, công ty Cung ứng quốc gia Brazil, CONAB, đã hạ mức dự báo sản lượng cà phê vụ này gần 2 triệu bao, xuống còn 48,99 triệu bao. Như vậy số liệu này cho thấy sản lượng vụ này của Brazil giảm 20,5% so với kỷ lục 61,66 triệu bao của vụ vừa qua. Dự báo thời tiết của Brazil cho biết, đợt mưa ở diện rộng vào đầu tháng  9 đã giúp các vùng cà phê Arabica chính ra bông vụ mới rất tốt và dự báo đợt mưa vào đầu tháng 10 sẽ hỗ trợ tốt cho lứa hoa thứ hai. Nhìn chung, những cơn mưa đầu mùa năm nay sẽ là phù hợp để hỗ trợ cho cây cà phê ra hoa đúng thời vụ, hứa hẹn năm 2020 sẽ là một vụ mùa tốt mặc dù niên vụ này sẽ là năm giảm trong chu kỳ 2 năm một lần của cây cà phê.

Theo Liên đoàn người trồng cà phê quốc gia Colombia (FNC), sản xuất cà phê của nước này đạt khoảng 13,95 triệu bao trong niên vụ 2018/19, tăng 1% so với niên vụ trước. Trong 9 tháng đầu niên vụ 2018/19, sản xuất cà phê của Colombia đạt 10,34 triệu bao, giảm 1,1% so với cùng kỳ niên vụ trước. Cuối tháng 9, tổng thống Colombia Ivan Duque kêu gọi các nước sản xuất cà phê trên thế giới hành động, chung tay xây dựng chuỗi giá trị cà phê bền vững và bảo vệ quyền lợi của người nông dân, thu hẹp khoảng cách chênh lệch quá lớn giữa thu nhập của nông dân và các nhà kinh doanh trong bối cảnh giá cà phê đang ở mức thấp. Giá cà phê Arabica trong năm nay dao động quanh mức 1 USD/pound khiến một số nông dân tại đây cân nhắc chuyển sang trồng các loại cây khác hoặc bán ruộng.

Theo nguồn tin từ myRepública, mặc dù nhu cầu tiêu thụ cà phê cao ở cả thị trường trong và ngoài nước, sản xuất cà phê của Nepal đang có xu hướng giảm. Sự suy giảm phần lớn là do di dân và thiếu môi trường hỗ trợ ở các vùng sâu vùng xa. Người trồng cà phê Nepal đang được hỗ trợ bởi các tổ chức trong nước và quốc tế gồm Helvetas Nepal, Phòng Phát triển Nông nghiệp huyện, Ban Phát triển Trà và Cà phê, Dự án của Beautiful Coffee Nepal và các Hợp tác xã Cà phê.

Tình hình tiêu thụ:

Theo số liệu của ICO, tiêu thụ cà phê vụ 2018/19 ước tính tăng 2,1% lên 164,77 triệu bao, phù hợp với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 2,2% trong hai thập kỉ qua.  Tiêu thụ ở châu Á & châu Đại Dương tăng 3,7% lên 35,84 triệu bao trong khi tiêu thụ của châu Phi tăng 3% lên 11,88 triệu bao. Nhu cầu ở hai khu vực này đang tăng nhanh hơn mức trung bình dài hạn và gồm cả các nước sản xuất cũng như các thị trường mới nổi. Nhu cầu ở Bắc Mỹ ước tính tăng 2,2% lên 30,61 triệu bao, ở châu Âu tăng 1,5% lên 53,97 triệu bao và ở Nam Mỹ tăng 1,1% lên 27,27 triệu bao. Tiêu thụ tại Mexico & Trung Mỹ tăng 0,2% lên 5,21 triệu bao. Với sự tăng trưởng lớn hơn trong sản xuất so với tiêu dùng, vụ 2018/19 dự kiến sẽ kết thúc với thặng dư 4,98 triệu bao, cộng thêm khối lượng cà phê tồn đọng trong kho của vụ 2017/18 dẫn đến thặng dư trong hai năm lên đến 7 triệu bao.

Giao dịch bán ra tại thị trường nội địa Brazil: cà phê Arabica tăng 3,7%, đạt 2,6 triệu bao trong khi xuất khẩu Robusta giảm 9,9%, đạt mức 263.121 bao. Xuất khẩu cà phê rang xay Brazil tăng 5,1%. Như vậy giao dịch hàng thực tại Brazil trong tháng vừa qua bắt đầu sôi động hơn.

Việt Nam:

Giao dịch cà phê tại các khu vực rất trầm lắng do nguồn cung cà phê còn rất hạn chế. Các hộ đang bán hầu hết cà phê của vụ trước để chuẩn bị tiền cho vụ thu hoạch cà phê sắp tới. Các doanh nghiệp đang cố gắng mua hàng vào với mức giá chênh lệch công cao nhằm có đủ nguồn cung cấp hàng cho đối tác. Khoảng 1 tháng nữa nông dân trồng cà phê Việt Nam mới bắt đầu đẩy mạnh thu hoạch cà phê Robusta vụ mới tại các vùng trồng chính ở khu vực Tây nguyên. Dự kiến ban đầu không được lạc quan do thời tiết khô hạn, mưa muộn vào đầu vụ khiến chất lượng hạt cà phê không đạt như kỳ vọng.

Theo bản tin từ Bộ Công Thương dẫn số liệu thống kê từ Ủy ban Thương mại Hàn Quốc, Việt Nam hiện là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất vào thị trường Hàn Quốc song giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đang ở mức thấp nhất tại thị trường này. Cụ thể, giá xuất khẩu bình quân 4 tháng đầu năm 2019 chỉ đạt mức rất thấp 1,8 USD/kg, Brazil là nước đứng thứ 2 về sản lượng với giá bình quân đạt 2,6 USD/kg; Colombia đứng thứ 3 về sản lượng song giá bán bình quân đạt 3,2 USD/kg. Đáng chú ý, Hoa Kỳ chỉ đứng thứ 4 về lượng, sau các thị trường Việt Nam, Brazil, Colombia nhưng giá bình quân xuất sang Hàn Quốc đạt 11 USD/kg, giảm nhẹ 1,0% so với cùng kì năm ngoái. Trong khi đó, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Hàn Quốc 4 tháng đầu năm 2019 đạt mức 3,9 USD/kg. Như vậy, giá xuất khẩu cà phê nước ta chưa bằng một nửa giá bình quân của Hàn Quốc. Nguyên nhân chính là do Hàn Quốc nhập khẩu chủ yếu cà phê đã qua chế biến từ Hoa Kỳ với mức giá cao, trong khi nhập khẩu chủ yếu cà phê dạng thô từ các thị trường Việt Nam, Brazil.

Bloomberg vừa đưa ra một khảo sát với các thương nhân xuất khẩu tại Việt Nam, dự kiến khối lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam giảm mạnh trong hai tháng 10 và 11 sắp tới. Dường như báo cáo này không gây tác động gì đáng kể do đây là thời điểm bắt đầu vụ thu hoạch mới, hàng tồn từ vụ trước không còn và nông dân cũng cần một vài tuần chuẩn bị mới xuất bán lượng cà phê đến từ niên vụ năm nay. Hiện tại, người dân trồng cà phê và thương lái đang nắm giữ khoảng 5% lượng cà phê trong niên vụ 2018/19, tương đương 85.000 tấn.

Tình hình tồn kho:

Hiệp hội cà phê nhân của Hoa kỳ (GCA) đã công bố lượng cà phê dự trữ tại các kho đến cuối tháng 8/2019, theo đó tổng tồn kho cà phê tại Hoa Kỳ ở mức 7,22 triệu bao, tăng 125 nghìn bao so với cuối tháng trước và đồng thời cao hơn 561,5 nghìn bao so với cùng kỳ năm ngoái. Với mức tiêu thụ ước khoảng 570 nghìn bao/ mỗi tuần, lượng tồn kho này đủ cung cấp cho hơn 12,7 tuần cho hoạt động rang xay tại khu vực Bắc Mỹ.

Trong khi đó, Liên đoàn Cà phê châu Âu (ECF) chỉ đưa ra báo cáo tồn kho cà phê tại các kho cảng ở Bỉ, Đức, Pháp và Ý trong tháng 7/2019 đạt 12,43 triệu bao, tăng 400 nghìn bao so với tháng trước. Trong đó, cảng Antwerp (Bỉ) tăng nhiều nhất với 161,9 nghìn bao và ngược lại, cảng Genoa (Ý) là càng duy nhât giảm trong tháng với mức giảm 1,2 nghìn bao. Lượng tồn kho cà phê này chưa bao gồm các container cà phê chưa được bàn giao theo báo cáo tại các cảng (ước khoảng 2,5 triệu bao). Như vậy, với lượng tiêu thụ trung bình 1,1 triệu bao một tuần tại khu vực Đông và Tây Âu, lượng tồn kho này đủ dùng cho tiêu thụ cà phê rang xay tại châu Âu hơn 13,6 tuần.

Tình hình nhập khẩu:

Tình hình nhập khẩu cà phê toàn cầu được các quốc gia tổng hợp báo cáo đầy đủ sau 3 tháng. Do đó tính đến tháng 06/2019 biến động tại một quốc gia nhập khẩu lớn như sau:

+ Hoa Kỳ vẫn tiếp tục là quốc gia đứng đầu về nhập khẩu cà phê nhân xô với 154,5 ngàn tấn, giảm 9,8% so với tháng trước. So với cùng kỳ năm ngoái, khối lượng này tăng 18,5%.

+ Đứng vị trí thứ 2 về nhập khẩu cà phê nhân xô là Đức với 106 ngàn tấn cà phê cập cảng Hambur, tăng 1,4% so với tháng trước và tăng 14,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

+ Ý tiếp tục là nước nhập khẩu cà phê nhân xô lớn thứ 3 thế giới với 54,7 ngàn tấn, giảm 12,1% so với tháng trước và cao hơn 42,2% so với cùng kỳ năm 2018.

VICOFA tổng hợp (Nguồn: tincaphe, giacaphe, ICO, Reuters, Agroinfo)


THÀNH VIÊN ĐĂNG NHẬP
THỊ TRƯỜNG GIÁ CÀ PHÊ
Cập nhật hôm nay:
Giá định hướng ICOGiá trên sàn kỳ hạnGiá nội địa

Xem chi tiết >>>                             Chỉ số giá định hướng ngày: 12/08/2022

ĐVT: US cents/lb  

 

 

 

ICO Indicator prices
(US cents/lb)  12/08/2022

 

 

change

ICO Composite

201.65

+0.3%

Colombian Milds

296.41

+0.9%

Other Milds

270.12

+0.7%

Brazilian Naturals

221.83

-0.4%

Robustas

112.73

+0.5%

Xem chi tiết >>>                             Phiên giao dịch: 15/08/2022

ĐVT: USD/tấn (London)

US cents/lb (New York)

 

London

Giá khớp

Thay đổi

09/22

2256

+4

11/22

2265

+4

New York

Giá khớp

Thay đổi

12/22

221.55

-0.85

03/23

216.70

-0.85

Xem chi tiết >>>                            Ngày cập nhật: 25/07/2022

ĐVT: đồng/kg

 

 

Daklak:                

Mua xô: 43.400 đồng/kg cơ sở

Giao kho Daklak: 43.600 đồng/kg

Giao kho Bình Dương: 43.800 đồng/kg

R2: +200 đồng/kg so với xô

Mua R1 sàng 16: +800 đồng/kg

 

Gia Lai:                

Mua xô: 43.200 – 43.400 đồng/kg

 

Lâm Đồng:          

Mua xô: 43.400 – 43.600 đồng/kg

 



HỘI VIÊN LIÊN KẾT
lien_he_qung_cao
WEBSITE LIÊN KẾT
icobo_tai_chinhbo_cong_thngvcci_chuan_moi
cu_thuebo_nong_nghiephai_quantong_cuc_thong_ke
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI
logo_mau_moiw

HIỆP HỘI CÀ PHÊ - CA CAO VIỆT NAM (VICOFA)

Người đại diện: Ông Nguyễn Nam Hải - Chủ tịch Hiệp hội

 

Địa chỉ: Số 5 Ông Ích Khiêm, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội

VP Đại diện VICOFA tại TP. HCM: 135A Pasteur (lầu 5), phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. HCM

 

Tel: 024 3733 6520 - 3845 2818

E-mail: info.vicofa@gmail.com 

Website: www.vicofa.org.vn

 

Ghi rõ nguồn "www.vicofa.org.vn" khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này.

 

                                                                 gf-icn-youtube gf-icn-facebook gf-icn-twitter gf-icn-instagram gf-icn-rss

Website is designed at tnweb.vn