Language Translation
.
logo_khong_nen_khong_chu_tai_web
HIỆP HỘI CÀ PHÊ - CA CAO VIỆT NAM
Vietnam Coffee Cocoa Association ( Vicofa )
Bền vững - Năng suất - Chất lượng - Giá trị gia tăng
Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

Bản tin thị trường cà phê ngày 21/1/2019

Ngày đăng: 21-01-2019

Thị trường London đóng cửa cuối phiên 18/01, giá cà phê Robusta kỳ hạn tháng 3/2019 tăng 9 USD chốt 1.544 USD/tấn, kỳ hạn tháng 5 cũng tăng 9 USD chốt 1.565 USD/tấn.

Tương tự, trên thị trường New York, giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 3/2019 tăng 2,55 cent chốt 104,95 cent/lb, kỳ hạn tháng 5 cũng tăng 2,50 cent lên 108,05 cent/lb.

Tại Tây Nguyên, công ty xuất khẩu phát mua xô:

  + Cà phê nhân xô 33,6 - 33,7 triệu đồng/tấn giao kho bên bán.

  + Giao về nhà máy tại Daklak 33,8 - 33,9, giao về Hồ Chí Minh 34,2 - 34,3 triệu đồng/tấn.

Các thị trường cà phê điều chỉnh, cân đối ở phiên cuối tuần như thường thấy. Tuy nhiên, thị trường kỳ hạn New York có phần tích cực hơn khi căng thẳng thương mại giảm bớt từ thông tin Nhà Trắng có thể cắt giảm một phần thuế quan lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc đã khiến chứng khoán Mỹ đảo chiều tăng vọt kéo giá cả nhiều loại hàng hóa tăng theo.

Các quỹ và đầu cơ bán ròng trên sàn New York cũng đã thận trọng thanh lý bớt vị thế từ sự lạc quan chung của thị trường còn do kỳ nghỉ cuối tuần kéo dài vì thứ Hai, ngày 21/01 thị trường đóng cửa nghỉ lễ.

Trái lại, tuy cũng điều chỉnh tăng nhưng sàn London tăng ít hơn do châu Âu vẫn còn nhiều bất ổn nội khối, cho dù ECB đã tung ra chương trình QE với 2.600 tỷ nhưng khối Eurozone vẫn chưa thể lạc quan hơn. Trong khi đó giữa chính phủ và quốc hội Anh vẫn còn bất đồng về các điều khoản Brexit.

Theo các thương nhân quốc tế, giá cà phê hồi phục nhẹ khi giá thấp kéo dài, có nguy cơ dẫn tới suy giảm tăng trưởng khi nông dân sẽ không tích cực đầu tư chăm bón cà phê vụ mới vì sản xuất thua lỗ và do đó, cà phê sẽ không còn mặt hàng hấp dẫn nhà đầu tư như trước đây.

Báo cáo tháng 12 của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) cho thấy xuất khẩu cà phê toàn cầu trong 2 tháng đầu niên vụ cà phê 2018/2019 đã tăng 12,7% so với 2 tháng đầu niên vụ cà phê trước, với tổng cộng 20,55 triệu bao, bao gồm xuất khẩu cà phê Arabica tăng 11,6% và xuất khẩu cà phê Robusta tăng 14,9% so với cùng kỳ niên vụ trước.

Tính đến thứ Hai ngày 07/01, tồn kho cà phê Robusta được sàn London chứng nhận và theo dõi cấp phát đã tăng thêm 1.050 tấn, tức tăng 0,93% so với tuần thương mại trước đó, lên đăng ký ở 113.520 tấn (tương đương 1.892.000 bao, bao 60 kg).

dsc03987

Theo Hiệp hội các nhà xuất khẩu cà phê Cecafé của Brazil cho biết, năm 2018 nước này đã xuất khẩu được 31,52 triệu bao cà phê nhân, tăng 15% so với năm 2017, trong đó 29,04 triệu bao Arabica và 2,48 triệu bao Robusta. Cecafé cũng kỳ vọng khả năng năm 2019 có thể xuất khẩu được 33 – 34 triệu bao nếu điều kiện giao hàng tại các cảng thuận lợi.

Công ty Cung ứng và Dự báo Nông sản (CONAB) thuộc Bộ Nông nghiệp Brazil công bố báo cáo tóm tắt cho biết sản lượng trong năm 2018 đạt 61,67 triệu bao, tiêu dùng trong nước khoảng 22,9 triệu bao. Tổng diện tích trồng cà phê các loại ở Brazil hiện nay là 1,86 triệu ha.

Somar công bố thông tin các vùng trồng cà phê Brazil đang bị rủi ro cao, đe dọa đến vụ 2019/20. Các vùng trồng cà phê chính Panana và đặc biệt vùng Coxupe lượng mưa tháng 02 thấp hơn trung bình và nhiệt độ cao đang là yếu tố rủi ro tác động trực tiếp đến sản lượng. Theo giám đốc cơ quan khí tượng uy tín Somar - ông Marcio Custódio nhận định “Đến nay rủi ro tại các vùng trồng cà phê còn ở mức thấp, mặc dù lượng mưa thấp hơn trung bình trong tháng 12. Các vùng trồng cà phê vẫn cần thêm nước, lượng nước thất thoát chỉ được xác nhận sau tháng 01 nếu lượng mưa tiếp tục thấp hơn trung bình tại các vùng này. Vùng trồng cà phê chính Sao Paulo và Minas Gerais mưa đến thời điểm này ở mức trung bình từ 250-350mm/tháng. Tính đến nay các vùng trồng cà phê Robusta chính là Araná, Espírito Santo và Bahia lượng mưa thấp hơn đang ở mức 200mm”.

Comexim, một trong những tập đoàn xuất khẩu cà phê lớn nhất của Brazil, lại đưa ra dự báo vụ tới 2019/20 của nước này đạt mức 58,2 triệu bao, trong đó Robusta 19,8 triệu bao và Arabica 38,4 triệu bao. Các thương gia dự kiến nông dân trồng cà phê hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn khi bước vào chu kỳ năm mất mùa do chi phí sản xuất tăng cao. Và lượng tồn kho mang sang đạt 4,0 triệu bao trước khi vụ mới bắt đầu. 

Mặc dù sản lượng vụ trước lớn nhưng các giao dịch hợp đồng để đưa ra chào mua đặc biệt là mức giá trừ lùi gặp nhiều khó khăn hơn dự kiến. Hiện nay giá trừ lùi được ấn định làm các giao dịch tại thị trường hàng thực khó tham gia. Ngay khi một số tay chơi trên sàn kỳ hạn lại tiến hành tham gia bán gây sức ép làm giá lại được chào bán với mức thấp hơn.

Theo dữ liệu báo cáo sơ bộ ngành Hải quan Việt Nam, xuất khẩu cà phê trong tháng 12/2018 đạt 153.906 tấn (tương đương 2.565.100 bao, bao 60 kg), tăng 15.768 tấn, tức tăng 11,41% so với tháng trước nhưng lại giảm 10.031 tấn, tức giảm 6,12% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị xuất khẩu cả phê trong kỳ đạt đạt 275,77 triệu USD, tăng 7,11% so với giá trị xuất khẩu của tháng trước nhưng lại giảm 15,56% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế khối lượng xuất khẩu cả năm 2018 đạt tổng cộng 1.878.278 tấn (khoảng 31,3 triệu bao), tăng 312.102 tấn, tức tăng tới 19,93% so với khối lượng xuất khẩu cả năm 2017. Giá bình quân xuất khẩu cà phê trong kỳ đạt 1.792 USD/tấn, giảm 3,86% so với giá bình quân xuất khẩu của tháng 11/2018. Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu cà phê năm 2018 đạt 3,537 tỷ USD, tăng 0,037 tỷ USD, tức tăng 1,06% so với tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2017.

Một khảo sát của Reuters với giới thương mại tại Việt Nam cho rằng sản lượng niên vụ cà phê 2018/2019 chỉ đạt 27 triệu bao, giảm 10% so với dự báo trước đó. Nguyên nhân giảm được cho là do thiếu sự đầu tư, chăm bón của nông dân và thời tiết bất lợi.

Giới thương mại cũng dự kiến lượng hàng giao xuống tàu trong tháng 1/2019 sẽ khoảng 150.000 – 180.000 tấn (2,5 – 3 triệu bao), chủ yếu là hàng giao sau.

Trong khi đó thị trường Indonesia vẫn tỏ ra im ắng, mặc dù cà phê Lampung loại 4 vẫn duy trì mức cộng 40 – 60 USD/tấn so với giá kỳ hạn tại London cho lô hàng giao tháng 3.

Ghi chú:

+ Thứ Hai, ngày 21/01, thị trường New York nghỉ lễ Martin Luther King, đóng cửa cả ngày không giao dịch.

+ Thị trường London mở cửa, giao dịch bình thường.

Tham khảo quá trình thành lập của sàn London:

Sàn giao dịch cà phê London được thành lập ngày 30/9/1982 chủ yếu là các hợp đồng kỳ hạn và quyền chọn liên quan đến các dịch vụ lãi suất ngân hàng. Nghĩa là các công ty nhập khẩu mua hàng từ Châu Âu được các ngân hàng đầu tư cho vay tiền với lãi suất thấp. Năm 1996 sàn hàng hóa London sát nhập với thị trường giao dịch hàng hóa London để thực hiện các lệnh bằng cử chỉ, âm thanh, tay và miệng để mua bán với các nhà mua giới, và trở hàng sàn giao dịch lớn nhất Châu Âu về hàng hóa.

Thứ 6 ngày 24/11/2000 hệ thống sàn giao dịch truyền thống bị khai tử, thay vào đó là phương thức đặt lệnh qua phần mền điện tử, với phương thức này sàn giao dịch cà phê London trở thành nhà môi giới lớn với các sàn giao dịch khác.

Tháng 1/2002 sàn giao dịch Hà Lan mua lại sau đó tháng 4/2007 sở giao dịch chứng khoán NewYork mua lại và trở thành thành viên của Hoa Kỳ- người chủ điều tiết cả sàn London và New York. Đầu năm 2019 thông báo của sàn giao dịch New York về việc đóng cửa cùng giờ với sàn London, nhưng mở cửa trễ hơn 15 phút vẫn được giữ nguyên. Giờ giao dịch: 15:00 đến 23:30 theo giờ Việt Nam hay 9:00 đến 17:30 giờ London từ thứ 2 đến thứ 6, trừ các ngày nghỉ lễ.

Mục đích họ thiết lập giờ mở cửa phiên sau của London không bị tác động nhiều của New York nhằm tránh một số nhà đầu cơ tiến hành mua hoặc bán khống một lượng lớn hàng trên London hoặc New York sau khi New York đóng cửa và điều này đã có dấu hiệu tích cực trong vài ngày gần đây.

Sau khi London đóng cửa New York cũng đóng cửa theo nhưng các lệnh giao dịch điện tử sẽ kéo dài thêm 60 phút nữa, một số nhà giao dịch có thể căn cứ giá đóng cửa chốt các hợp đồng với đối tác mà không cần phải chờ giá thiết lập đóng cửa cuối cùng như trước đây.

Trên thị trường cà phê thế giới việc giao dịch hàng hóa là việc trao đổi mua bán hàng với hàng hoặc hàng với tiền tệ, mục đích của người môi giới và sàn giao dịch khác người mua với ngưới bán với thị trường thông qua sàn giao dịch mà không cần mua bán trực tiếp với nhau. Giá tháng gần thấp hơn giá tháng xa và họ khuyến khích người mua và người bán đưa hàng lên sàn nhưng không chốt hàng ngay mà thả trôi để người giao dịch tự quyết định về mức giá họ muốn bán hoặc muốn mua trong tương lai.

Về mặt lý thuyết các nhà rang xay, người trồng cà phê thấy giá ổn định nhưng không chốt ngay, người bán muốn bán giá cao và mua ở mức thấp nhưng giới đầu cơ lại kiếm lợi nhuận bởi việc sử dụng đòn bảy từ vốn vây ngân hàng để thao túng thị trường. Hầu hết những người giao dịch trong ngành cà phê chỉ có 2 điều kiện xảy ra: một là kiếm được lợi nhuận, hai là thua lỗ. Không ai tham gia thị trường này mà kỳ vọng huề vốn, vì nếu biết chỉ cần huề vốn thì chắc chắn họ sẽ không tham gia.

Nông dân có vai trò quan trọng trên thị trường bởi họ gửi kho cho đại lý, doanh nghiệp đưa hàng cho nhà sản xuất đưa hàng lên sàn giao dịch. Trong tay họ có hàng thật đẩy lượng tồn kho lên cao hoặc nhà môi giới, nhà nhập khẩu bán hết tất cả hàng tồn kho mà không cần ý kiến của nông dân. Điều đó gián tiếp đẩy giá tăng giảm mạnh, trong trường hợp giá quá thấp nông dân không bán ra thì người mua sẽ phải thương lượng cộng tiền thêm để lấy hàng thật đã đẩy giá tại nước sản xuất cao hơn tại sàn giao dịch. Điều này gây bất lợi cho người mua, người mua nhanh chóng tìm một sàn giao dịch để bảo hiểm lượng hàng cần mua, vô tình hay cố ý họ đẩy giá tăng.

Việc giao dịch cà phê giữa Việt Nam và thế giới qua các hệ thống ngân hàng nhưng trực tiếp ở sàn giao dịch qua hệ thống điện tử do sàn cung cấp, điều đó chỉ ra rằng hàng từ Việt Nam sẽ đưa ra nước ngoài và tiền từ nước ngoài sẽ về các ngân hàng, công ty Việt Nam nếu việc mua bán được thực hiện là hợp pháp.

VICOFA tổng hợp (Nguồn: ICO, giacaphe, tincaphe, Reuters)

THÀNH VIÊN ĐĂNG NHẬP
THỊ TRƯỜNG GIÁ CÀ PHÊ
Cập nhật hôm nay:
Giá định hướng ICOGiá trên sàn kỳ hạnGiá nội địa

Xem chi tiết >>>                             Chỉ số giá định hướng ngày: 12/08/2022

ĐVT: US cents/lb  

 

 

 

ICO Indicator prices
(US cents/lb)  12/08/2022

 

 

change

ICO Composite

201.65

+0.3%

Colombian Milds

296.41

+0.9%

Other Milds

270.12

+0.7%

Brazilian Naturals

221.83

-0.4%

Robustas

112.73

+0.5%

Xem chi tiết >>>                             Phiên giao dịch: 15/08/2022

ĐVT: USD/tấn (London)

US cents/lb (New York)

 

London

Giá khớp

Thay đổi

09/22

2256

+4

11/22

2265

+4

New York

Giá khớp

Thay đổi

12/22

221.55

-0.85

03/23

216.70

-0.85

Xem chi tiết >>>                            Ngày cập nhật: 25/07/2022

ĐVT: đồng/kg

 

 

Daklak:                

Mua xô: 43.400 đồng/kg cơ sở

Giao kho Daklak: 43.600 đồng/kg

Giao kho Bình Dương: 43.800 đồng/kg

R2: +200 đồng/kg so với xô

Mua R1 sàng 16: +800 đồng/kg

 

Gia Lai:                

Mua xô: 43.200 – 43.400 đồng/kg

 

Lâm Đồng:          

Mua xô: 43.400 – 43.600 đồng/kg

 



HỘI VIÊN LIÊN KẾT
lien_he_qung_cao
WEBSITE LIÊN KẾT
icobo_tai_chinhbo_cong_thngvcci_chuan_moi
cu_thuebo_nong_nghiephai_quantong_cuc_thong_ke
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI
logo_mau_moiw

HIỆP HỘI CÀ PHÊ - CA CAO VIỆT NAM (VICOFA)

Người đại diện: Ông Nguyễn Nam Hải - Chủ tịch Hiệp hội

 

Địa chỉ: Số 5 Ông Ích Khiêm, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội

VP Đại diện VICOFA tại TP. HCM: 135A Pasteur (lầu 5), phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. HCM

 

Tel: 024 3733 6520 - 3845 2818

E-mail: info.vicofa@gmail.com 

Website: www.vicofa.org.vn

 

Ghi rõ nguồn "www.vicofa.org.vn" khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này.

 

                                                                 gf-icn-youtube gf-icn-facebook gf-icn-twitter gf-icn-instagram gf-icn-rss

Website is designed at tnweb.vn