Thị trường London đóng cửa cuối phiên 25/3, giá cà phê Robusta kỳ hạn tháng 5/2019 tăng 5 USD chốt 1.499 USD/tấn, kỳ hạn tháng 7 tăng 3 USD chốt 1.503 USD/tấn.
Tương tự, trên thị trường New York, giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 5/2019 tăng 0,35 cent chốt 94,25 cent/lb, kỳ hạn tháng 7 tăng 0,25 cent chốt 96,90 cent/lb.
Tại Tây Nguyên, công ty xuất khẩu mua xô 33.200 – 33.400 đồng/kg. Tỷ giá 1 USD = 23.155 VND.
Fed vừa tuyên bố sẽ giữ lãi suất USD trong khoảng 2,25% – 2,5% và siết chặt các dự báo thắt chặt tiền tệ trong năm nay và năm tới. Như vậy, ước tính 2 lần tăng lãi suất cơ bản năm nay vẫn duy trì và số lần tăng lãi suất năm 2020 xuống chỉ còn 1.
Theo Báo cáo Cam kết Thương nhân (CFTC) từ thị trường cà phê Robusta ở London cho thấy, tính đến ngày 12/3, bộ phận đầu cơ phi thương mại đã tăng vị thế bán ròng ngắn hạn thêm 3,33% so với tuần thương mại trước đó, lên đăng ký bán ròng ở 26.967 lô, tương đương với 4.494.500 bao và có khả năng đã tăng nhẹ thêm sau giai đoạn thương mại hỗn hợp nhưng có phần suy yếu hơn kể từ đó tiếp theo.
Còn theo Báo cáo CFTC từ thị trường cà phê Arabica tại New York cho thấy, tính đến cùng kỳ, bộ phận đầu cơ phi thương mại đã tăng vị thế bán ròng ngắn hạn thêm 4,55%, lên đăng ký bán ròng ở 78.604 lô, tương đương với 22.283.886 bao và hầu như chỉ có thể tăng mạnh thêm sau giai đoạn thương mại hỗn hợp nhưng có phần tiêu cực hơn kể từ đó tiếp theo.
Cecafé báo cáo xuất khẩu cà phê tháng 2 của Braxin đạt 3.142.000 bao tăng 40,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi báo cáo của Ban Thư ký Ngoại thương (Secex) thuộc Bộ Kinh tế Braxin đưa ra là 3,109 triệu bao, tăng 36,9% so với cùng kỳ năm trước. Con số khác biệt là do dữ liệu thống kê của các tổ chức thường độc lập nhau và cũng chỉ mới là dữ liệu sơ bộ, còn phải cập nhật bổ sung, điều chỉnh nhiều lần nữa.
Theo dữ liệu báo cáo từ Sumatra, xuất khẩu cà phê Robusta trong tháng 2 của Indonesia đã tăng 39.154 bao, tức tăng 41,06% so với cùng kỳ năm trước, đạt 134.512 bao. Do đó, lũy kế xuất khẩu cà phê Robusta của Indonesia trong 5 tháng đầu tiên của niên vụ cà phê hiện tại 2018/19 đạt tổng cộng 889.852 bao, giảm 306.467 bao, tức giảm 25,62% so với cùng kỳ niên vụ cà phê trước đó.
Dữ liệu báo cáo sơ bộ của Hải quan Việt Nam cho thấy xuất khẩu cà phê trong 15 ngày đầu tháng 3 đạt 83.120 tấn (tương đương 1.385.333 bao, bao 60kg) cà phê các loại.
Chủ tịch Hội đồng Cà phê Quốc gia (CNC), ông Silas Brasileiro cho rằng không có chuyện Braxin dư thừa cà phê vào lúc này. Với mức tiêu thụ nội địa 22 triệu bao và xuất khẩu 37 triệu bao mỗi năm thì số thặng dư từ vụ thu hoạch kỷ lục năm ngoái cũng chưa bù đủ cho sự sụt giảm theo chu kỳ “hai năm một” của vụ thu hoạch năm nay.
Hãng Dịch vụ Thời tiết Somar Meteorologia vừa cho biết, do sự phân bố lượng mưa không đồng đều nên có tới 70% khu vực trồng cà phê Conilon Robusta ở bang Espírito Santo phía Đông Nam Braxin bị hạn hán gây hại.
Khô hạn tại vùng Tây Nguyên Việt Nam đặc biệt các tỉnh Gia Lai và Chư Sê nguồn nước cạn kiệt sớm hơn. Nhiều nông dân đang gặp khó khăn trong việc tìm nguồn nước tưới. Họ phải chực chờ ngày đêm để đến lượt mình khi các vườn cây đã héo rũ nhiều ngày vì thiếu nước.
Theo đại diện trung tâm khí tượng thủy văn tại Tây Nguyên: “Tình hình khô hạn năm nay nghiêm trọng hơn các năm khi mực nước thấp và mùa khô 2019 còn rất dài. Những người nông dân trồng cà phê hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn để có được nguồn nước giữ ẩm cho đất để đảm bảo ổn định khô cháy trong mùa khô”.
Theo Hiệp hội Cà phê đặc sản Hoa Kỳ (SCAA), số lượng các nhà bán lẻ cà phê đặc sản đã tăng 10 lần trong 20 năm trong giai đoạn 1993-2013, từ 2.850 lên 29.200, trong đó 45% là các chuỗi bán lẻ và 55% là các cửa hàng độc lập (kinh doanh tại ít hơn 3 địa điểm). Sự phát triển của các cửa hàng cà phê nhỏ đã có ảnh hưởng mạnh mẽ trong việc thúc đẩy nhu cầu về cà phê đặc sản.
Cà phê là đồ uống được yêu thích nhất tại Hoa Kỳ, có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế. Theo thống kê, trong năm 2015, tác động kinh tế của ngành cà phê đối với Hoa Kỳ là 225,2 tỷ USD, trong đó người tiêu dùng đã dành 74,2 tỷ USD cho cà phê, ngành cũng tạo ra gần 1,7 triệu việc làm và góp tới 28 tỷ USD tiền thuế.
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, Hoa Kỳ là quốc gia nhập khẩu cà phê đứng thứ 2 trên thế giới, sau EU, với kim ngạch năm 2019 dự báo sẽ tăng 2,1 triệu bao lên 26,5 triệu bao. Các nhà cung cấp hàng đầu bao gồm Braxin (23%), Colombia (22%), Việt Nam (15%) và Honduras (6%).
Về thương mại, con đường đi của cà phê thường không phải trực tiếp từ các nước xuất khẩu đến thẳng các nhà rang xay mà phần lớn trải qua nhiều khâu trung gian. Cấu trúc của thương mại cà phê tại các nước Bắc Mỹ, hầu hết các nước Tây Âu và Nhật Bản là khá giống nhau, theo đó cà phê được các nhà thu mua quốc tế, các thương nhân hay người môi giới mua từ các nước xuất khẩu.
Hiệp hội Cà phê Nhân (GCA) của Mỹ báo cáo lượng cà phê dự trữ tại các kho cảng đã tăng 209.958 bao, tức tăng 3,47% trong tháng 2, lên đăng ký tồn kho ở mức 6.264.896 bao vào cuối tháng. Nếu tính thêm khoảng 1,1 triệu bao cà phê đang được vận chuyển container quá cảnh khắp Bắc Mỹ và tồn kho tại chỗ của các nhà rang xay, trong khi mức tiêu thụ hàng tuần kết hợp của Mỹ và Canada từ các kho dự trữ này sẽ vào khoảng 570.000 bao mỗi tuần, thì tổng lượng tồn kho này sẽ đáp ứng đủ cho nhu cầu rang xay hơn 12 tuần, được coi là một con số dự trữ rất an toàn.
Tồn kho cà phê Robusta được sàn London chứng nhận và theo dõi cấp phát đã giảm 1.030 tấn, tức giảm 0,87% trong tuần thương mại tính đến thứ Hai ngày 18/03, xuống đăng ký ở 117.550 tấn (tương đương 1.959.167 bao, bao 60kg).
VICOFA tổng hợp (Nguồn: ICO, giacaphe, tincaphe, Reuters)
Mật khẩu | |
Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu | Đăng ký | |
HIỆP HỘI CÀ PHÊ - CA CAO VIỆT NAM (VICOFA)
Người đại diện: Ông Nguyễn Nam Hải - Chủ tịch Hiệp hội
Địa chỉ: Số 5 Ông Ích Khiêm, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội
VP Đại diện VICOFA tại TP. HCM: 135A Pasteur (lầu 5), phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. HCM
Tel: 024 3733 6520 - 3845 2818
E-mail: info.vicofa@gmail.com
Website: www.vicofa.org.vn
Ghi rõ nguồn "www.vicofa.org.vn" khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này.