Phiên giao dịch 15/12 giá dầu tăng do nhu cầu mạnh ở Mỹ, vàng giảm nhẹ, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang chậm lại khiến kim loại công nghiệp và cao su đều giảm, trong khi thép, cà phê tiếp nối xu hướng tăng.
Giá dầu tăng
Giá dầu tăng, phục hồi sau khi giảm trong đầu phiên sau khi số liệu tồn kho của Mỹ cho thấy nhu cầu mạnh và Cục dự trữ liên bang cho biết họ sẽ kết thúc chương trình mua trái phiếu thời kỳ đại dịch trong tháng 3/2022 để đà tăng lạm phát chậm lại.
Dầu bị áp lực giảm hầu như hết trong phiên này do dấu hiệu tăng trưởng nguồn cung sẽ vượt nhu cầu trong năm tới và do Tổ chức Y tế Thế giới WHO cho biết vaccine Covid-19 có thể ít hiệu quả chống lại biến chủng Omicron.
Chốt phiên 15/12, dầu thô Brent tăng 18 US cent hay 0,2% lên 73,88 USD/thùng, dầu WTI tăng 14 US cent lên 70,87 USD/thùng.
Tồn kho dầu thô của Mỹ giảm 4,6 triệu thùng trong tuần trước, dự trữ sản phẩm chưng cất và xăng cũng giảm. Xuất khẩu dầu thô phục hồi mạnh, trong khi các nhà máy lọc dầu cung cấp kỷ lục 23,2 triệu thùng sản phẩm mỗi ngày.
Giới phân tích dầu mỏ dự đoán biến chủng Omicron sẽ hạn chế nhu cầu dầu mỏ trong những tháng tới. Nghiên cứu của Ngân hàng Mỹ cho thấy người tiêu dùng đã bắt đầu thay đổi kế hoạch du lịch và chi tiêu cho đường hàng không đã giảm kể từ tuần trước.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA cho biết số ca nhiễm Covid-19 tăng vọt sẽ làm giảm nhu cầu dầu toàn cầu trong khi sản lượng dầu thô dự kiến tăng, đặc biệt tại Mỹ và nguồn cung sẽ vượt quá nhu cầu ít nhất cho đến cuối năm tới. Ngược lại OPEC cho biết họ nâng dự báo nhu cầu dầu thế giới trong quý 1/2022.
Giá vàng giảm nhẹ
Vàng dao động trong biên độ hẹp khi nhà đầu tư tập trung sang quyết định của Cục dự trữ liên bang Mỹ về thời điểm kết thúc chương trình mua trái phiếu.
Vàng Mỹ kỳ hạn tháng 2/2022 giảm 7,8 USD hay 0,4% xuống 1.764,5 USD/ounce.
Giá vàng không để ý tới số liệu doanh số bán lẻ của Mỹ tăng ít hơn dự kiến trong tháng 11, sau khi tăng vọt trong tháng 10 khi người Mỹ bắt đầu mua sắm cho kỳ nghỉ.
Cà phê hai sàn tiếp tục tăng
Kết thúc phiên giao dịch, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London tiếp nối xu hướng tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 1 tăng thêm 31 USD, lên 2.437 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 3 tăng thêm 6 USD, lên 2.303 USD/tấn, các mức tăng nhẹ. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình. Cấu trúc giá đảo nới rộng khoảng cách.
Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York tăng liên tiếp phiên thứ ba. Kỳ hạn giao ngay tháng 3 tăng thêm 0,15 cent, lên 237,30 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 5 tăng thêm 0,40 cent, lên 237,50 cent/lb, các mức tăng nhẹ. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình. Cấu trúc giá đảo nới rộng khoảng cách.
Giá cà phê nhân xô tại Đaklak vẫn ở mức 41.500 – 41.700 đồng/kg.
Đồng Reais giảm 0,24%, tỷ giá xuống ở mức 1 USD = 5,7080 Reais sau thông tin Fed sẽ thắt chặt tiền tệ kể từ tháng 1/2022 với việc tăng gấp đôi chương trình mua nợ lên 30 tỷ USD/tháng trong 3 tháng và tăng lãi suất cơ bản ngay khi chương trình này kết thúc. Có vẻ Fed tỏ ra “diều hâu” hơn thị trường suy đoán vì lạm phát đã ở mức “không thể chần chừ” hơn nữa. Điều này sẽ khiến USDX tăng và chứng khoán, hàng hóa nói chung rơi vào thế bất lợi.
Giá cà phê kỳ hạn cho dù đã giảm ngay khi thị trường mở cửa nhưng sức ép giảm giá chưa đủ lớn, trong khi nhu cầu hàng giao ngay vẫn còn cao đã kích giá tăng trở lại và cấu trúc giá nghịch đảo được nới rộng thêm trên cả hai sàn.
Sản lượng cà phê trong niên vụ hiện tại 2021/22 có thể giảm do nhiều cây trồng già cỗi không được tái canh kịp thời vì mức giá thấp kéo dài, trong khi một số diện tích đáng kể được nhà nông chuyển sang các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn.
Báo cáo mới nhất của USDA nhận định xuất khẩu cà phê Robusta từ Việt Nam trong niên vụ 2021/22 sẽ tăng nhẹ so với niên vụ trước đó. Theo quan sát, có thể xuất khẩu tăng là do hàng tồn vụ cũ vì dịch bệnh Covid-19 và những vấn đề về logistics nên chưa xuất được chứ không phải do sản lượng tăng.
Bão Rai, cơn bão số 9, sẽ đi vào biển Đông vào cuối tuần này và sẽ chuyển hướng đi dọc theo các tỉnh Duyên Hải miền Trung để ngược ra hướng Bắc. Vùng cà phê Tây nguyên sẽ có nhiều mưa gây cản trở việc thu hoạch nhưng không kéo dài.
Các nước sản xuất như: Việt Nam, Indonesia và Brazil đều không thể thực hiện các hợp đồng đã ký, họ xù hoặc đình trệ không giao hàng. Điều này đã ảnh hưởng đến các lô hàng xuống tàu và các hợp đồng đã ký kết mà không thực hiện bị đưa ra tòa án Châu Âu hoặc Châu Mỹ. Viêc kiện tụng này gặp rất nhiều phức tạp và khó khăn cho cả hai bên.
Theo luật Châu Âu, các hợp đồng giao xa của Việt Nam, Indonesia và các nước khác đều phải thực hiện theo luật này nếu muốn bán vào sàn Châu Âu hoặc qua các nhà môi giới (các nhà thương mại) bởi các hợp đồng trừ lùi. Sau khi hợp đồng được ký kết sẽ xác định mức chênh lệch trừ lùi giữa Việt Nam và sàn Lon Don, từ đây người giao dịch sẽ tiến hành đi hàng cho người mua. Khi hàng xuống kho ngoại quan sẽ được ứng từ 70-90% giá trị lô hàng và có quyền chuyển tháng mà không bị mất lãi suất vay.
Ngay khi đó, nếu họ bán các hợp đồng ở mức thấp mà không thể đi hàng thì việc mua hàng của họ sẽ lỗ trầm trọng. Điển hình năm 1998/99, các hợp đồng giao dịch của Việt Nam đi các hợp đồng trừ lùi giá thấp hơn sàn London từ 700-800$ và giá cà phê London đổ xuống dưới khu sàn 340$/tấn.
Như vậy, trong một vài năm ôm hàng, hầu như Doanh nghiệp Việt Nam bị cháy tất cả các hợp đồng đã đưa lên sàn mà chưa kịp chốt. Điều này rất nguy hại và bất lợi cho Việt Nam cũng như các nước xuất khẩu, nếu giá cà phê liên tục đi xuống mà mức chênh lệch trừ lùi đã chốt ở mức cao.
Trong 03 năm trở lại đây, diễn biến thị trường cà phê ngày một phức tạp, 2 năm đầu 2019/20 giá Việt Nam liên tục cao hơn London 200-300$, làm các hợp đồng Việt Nam không bán ra nước ngoài được vì giá nội địa quá cao và bán chốt quá thấp, làm hàng loạt doanh nghiệp thua lỗ trầm trọng. Hàng loạt công ty môi giới nước ngoài tại Việt Nam chấp nhận đóng cửa để rời thị trường.
Ngay khi 12 tháng qua, thị trường lại diễn biến ngược lại, giá thế giới liên tục tăng cao nhưng giá nội địa lại thấp hơn thế giới 600$ so với cùng kỳ năm trước. Điều đó chứng tỏ rằng, giá thế giới cao bởi người mua không muốn mua nhưng người bán muốn bán nhiều để đưa ra thị trường thế giới một lượng hàng lớn hơn chờ fix giá kiếm lợi nhuận.
VICOFA tổng hợp
Mật khẩu | |
Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu | Đăng ký | |
HIỆP HỘI CÀ PHÊ - CA CAO VIỆT NAM (VICOFA)
Người đại diện: Ông Nguyễn Nam Hải - Chủ tịch Hiệp hội
Địa chỉ: Số 5 Ông Ích Khiêm, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội
VP Đại diện VICOFA tại TP. HCM: 135A Pasteur (lầu 5), phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. HCM
Tel: 024 3733 6520 - 3845 2818
E-mail: info.vicofa@gmail.com
Website: www.vicofa.org.vn
Ghi rõ nguồn "www.vicofa.org.vn" khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này.