Language Translation
.
logo_khong_nen_khong_chu_tai_web
HIỆP HỘI CÀ PHÊ - CA CAO VIỆT NAM
Vietnam Coffee Cocoa Association ( Vicofa )
Bền vững - Năng suất - Chất lượng - Giá trị gia tăng
Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NGÀY 19/5/2021

Ngày đăng: 20-05-2021

Kết thúc phiên 18/5, chứng khoán Mỹ đảo chiều khi cổ phiếu Big Tech giao dịch tiêu cực, trong khi số liệu mới công bố cho thấy số lượng nhà ở bắt đầu giảm mạnh trong tháng trước đã phần nào ảnh hưởng đến tâm lý thị trường. Giá dầu giảm do Mỹ và Iran đạt được tiến bộ về thỏa thuận hạt nhân, vàng, kim loại công nghiệp tăng do USD suy yếu, các mặt hàng nông sản như cao su, cà phê và đường đồng loạt tăng.

Chứng khoán Mỹ đảo chiều

Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones kết thúc phiên giảm 267,13 điểm, tương đương 0,8%, lên 34.060,66 điểm. S&P 500 giảm 0,9% xuống 4.127,83 điểm. Nasdaq Composite xóa bỏ mức tăng 0,8% và mất 0,6%, chốt phiên với 13.303,64 điểm. Cổ phiếu Apple, Amazon, Facebook và Alphabet đảo chiều, sau đó giảm hơn 1% trong ngày.

Số lượng nhà ở bắt đầu giảm 9,5% xuống mức hàng năm được điều chỉnh theo mùa là 1,569 triệu căn vào tháng trước, Bộ Thương mại cho biết. Các nhà kinh tế được thăm dò bởi Dow Jones đã dự báo con số bắt đầu giảm xuống mức 1,7 triệu nhà trong tháng 4.

Các nhà đầu tư cũng đón nhận kết quả kinh doanh tốt hơn mong đợi từ các nhà bán lẻ lớn. Cổ phiếu của Walmart đã tăng hơn 2% sau khi báo cáo doanh số bán hàng tạp hóa và thương mại điện tử tăng trưởng mạnh trong quý. Macy’s đã công bố một khoản lợi nhuận bất ngờ và tăng triển vọng cả năm, nhưng cổ phiếu lại xóa bỏ mức tăng trước đó và giảm 0,4%.

Home Depot báo cáo EPS là 3,86 USD/cổ phiếu trong quý trước, cao hơn nhiều so với mức 3,08 USD mà các nhà phân tích Refinitiv khảo sát đưa ra. Doanh thu thuần tăng 32,7%, cũng cao hơn dự kiến. Cổ phiếu này kết thúc phiên giảm 1%.

Các cổ phiếu tăng trưởng mạnh vẫn chịu áp lực trong những phiên gần đây khi nhà đầu tư lo lắng về việc liệu một đợt lạm phát sẽ kéo dài hay chỉ là tạm thời như dự đoán của Cục Dự trữ Liên bang. Lạm phát cao hơn mục tiêu 2% của Fed trong một thời gian có thể khiến ngân hàng trung ương thắt chặt chính sách tiền tệ và ảnh hưởng đến các cổ phiếu vốn có diễn biến tốt trong môi trường lãi suất thấp.

Cũng do lo ngại lạm phát, S&P 500 vào tuần trước đã giảm 1,4%. Cả 3 chỉ số chính đều ghi nhận tuần tồi tệ nhất kể từ ngày 26/2.

Biên bản cuộc họp mới nhất của Fed sẽ được công bố trong ngày hôm nay, có thể tiết lộ phần nào quan điểm của các nhà hoạch định chính sách về lạm phát.

Dầu giảm do khả năng thỏa thuận hạt nhân của Iran

Giá dầu giảm từ mức cao nhất hai tháng sau khi các báo cáo cho biết Mỹ và Iran đã đạt được tiến bộ trong việc khôi phục một thỏa thuận hạn chế phát triển vũ khí hạt nhân của quốc gia OPEC này, điều đó sẽ thúc đẩy nguồn cung dầu thô.

Hôm qua, các nguồn tin dẫn lời đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Mikhail Ulyanov cho biết đã đạt được tiến bộ đáng kể, điều này thúc đẩy giá dầu hạ nhiệt, nhưng giá ngừng giảm sau khi ông cho biết trên Twitter rằng các nhà đàm phán cần thêm thời gian để hoàn tất một thỏa thuận.

Sau khi giảm hơn 2 USD/thùng từ mức đỉnh 2 tháng, chốt phiên 18/5 dầu thô Brent giảm 75 US cent hay 1,1% so với phiên liền trước xuống 68,71 USD/thùng, dầu thô WTI giảm 78 US cent hay 1,2% xuống 65,49 USD/thùng.

Nếu Mỹ dỡ bỏ trừng phạt với Iran, quốc gia này có thể tăng lượng dầu xuất khẩu, bổ sung vào nguồn cung toàn cầu.

Trong phiên này, dầu thô Brent có lúc đã chạm 70 USD/thùng lần đầu tiên kể từ tháng 2, bởi dự đoán nhu cầu phục hồi.

Vàng gần mức cao nhất 4 tháng

Giá vàng gần mức cao nhất trong 4 tháng trước khi giảm nhẹ do lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng, USD yếu hơn và lo sợ lạm phát duy trì ở mức thấp.

Vàng giao ngay cuối phiên tăng 0,1% lên 1.868,57 USD/ounce sau khi đạt mức cao nhất kể từ ngày 29/1 trong đầu phiên giao dịch này. Vàng Mỹ kỳ hạn tháng 6 đóng cửa tại 1.868 USD/ounce, gần như không đổi so với phiên trước.

Chỉ số USD giảm xuống gần thấp nhất 3 tháng khiến vàng rẻ hơn cho người mua bằng các đồng tiền khác. Giá vàng cũng được hỗ trợ từ những người mua sau khi giá vượt mức trung bình động 200 ngày, được coi như một tín hiệu tăng giá.

Giá cà phê tăng giá mạnh

Kết thúc phiên giao dịch, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London đảo chiều tăng vọt. Kỳ hạn giao ngay tháng 7 tăng 56 USD, lên 1.515 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 9 tăng 55 USD, lên 1.539 USD/tấn, các mức tăng rất mạnh. Khối lượng giao dịch duy trì ở mức trung bình.

Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York tiếp nối đà tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 7 tăng thêm 7,05 cent, lên 152,8 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 9 tăng thêm 7 cent, lên 154,75 cent/lb, các mức tăng rất mạnh. Khối lượng giao dịch rất cao trên mức trung bình.

Giá cà phê nhân xô nội địa tại Daklak tăng mạnh lên 34.000 – 34.100 đồng/kg.

Đồng Reais tăng 0,24%, tỷ giá lên ở mức 1 USD = 5,2530 Reais, hồi phục phiên thứ ba liên tiếp trong sự chờ đợi thông tin từ thị trường bên ngoài, trọng tâm là biên bản phiên họp tháng 4 của Fed sẽ được công bố vào ngày mai, với khả năng Fed sẽ vẫn duy trì chính sách kích thích kinh tế hiện hành và lạm phát đang ở mức “không có gì để lo ngại”. Chứng khoán Mỹ mất điểm khi dòng vốn đầu cơ quay lại các sàn hàng hóa tăng mua.

Giá cà phê quay lại đà tăng không ngoài thị trường đã suy đoán nhưng sức tăng rất mạnh mẽ là nhờ việc chu chuyển dòng vốn đầu cơ giữa các thị trường phái sinh. Phải kể đến đầu tiên là các sàn tiền ảo lao dốc trở lại, góp thêm phần hỗ trợ nữa là thị trường chứng khoán Mỹ chìm trong sắc đỏ, USDX tiếp tục sụt giảm trong rổ tiền tệ mạnh.

Bên cạnh còn là báo cáo tồn kho tháng 4 của Hiệp hội Cà phê Nhân (GCA) ở Bắc Mỹ tăng 1,47% so với tháng trước nhưng lại giảm tới hơn 11,6% so với cùng kỳ năm trước. Điều này dấy lên mối lo khi nguồn cung Arabica đang có dấu hiệu chững lại, trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ gia tăng khi các nước Âu – Mỹ mở rộng cửa nhờ lượng người được tiêm chủng Covid-19 tăng nhanh.

Các nhà phân tích cho rằng đà tăng giá cà phê thực sự vững chắc khi Brazil bắt tay vào thu hoạch vụ cà phê mới, với sản lượng sụt giảm vì khô hạn ngay từ đầu vụ và cây cà phê vào chu kỳ cho năng suất thấp, đã hiển hiện rõ ràng.

Theo Liên đoàn Cà phê Colombia, hầu hết xuất khẩu cà phê Arabica của Colombia vẫn bị chặn trong tuần này do các cuộc biểu tình phản đối Chính phủ đã làm giảm dòng hàng hóa tới các cảng. Họ ước tính khoảng 900.000 bao (loại 60 kg/bao) cà phê xuất khẩu bị kẹt tại nước này do biểu tình.

Bộ Nông Nghiệp Mỹ báo cáo hàng năm về vụ cà phê của Indonesia:

Sản lượng Indonesia vụ 2021/22 dự kiến 10,63 triệu bao, giảm 70.000 bao so với vụ mùa trước. Diện tích duy trì ổn định 1,2 triệu ha trong đó tỉnh Sumatra chiếm 60% tổng diện tích. Vùng trồng Robusta lớn nhất là phía Nam Sumatra trong đó gồm: Lampung, Nam Bengkulu vùng trồng nhiều Arabica là bắc Sumatra và 1 phần của 2 tỉnh Aceh và Bắc Sumatra .

Về sản lượng:

Vụ thu hái của Indonesia từ những vùng thấp bắt đầu từ tháng 3 đến giữa tháng 5/2021. Thời tiết được dự kiến khô hạn trong tháng 5 và tháng 6, dự kiến kéo dài đến tháng 9 và lo ngại sẽ cho năng suất thấp tại một số các vùng cao. Vì thế, sản lượng Robusta vụ năm nay 2021/22 dự kiến mức 9,35 triệu bao, giảm 50.000 bao so với vụ trước.

Hơn 60% sản lượng Arabica tại Indonesia được thu hái tại phía Bắc Sumatra. Các vườn cây cho thu hoạch một năm 2 lần, lần đầu từ giữa tháng 4 và tháng 5, lần 2 vào giữa tháng 9 hoặc tháng 10. Thông thường vụ thu hái đầu cho năng suất thấp hơn.

Mưa lớn vào cuối năm 2020 đã ảnh hưởng tiêu cực đến việc phát triển trái làm cho các trái non rụng và năng suất Arabica vụ đầu tiên dự kiến giảm 20,000 bao, chỉ còn mức 1,28 triệu bao.

Về tiêu thụ

Tiêu thụ vụ 2021/22 tại Indonesia dự  kiến 4,7 triệu bao, tăng so với vụ trước ở mức 4,45 triệu bao. Tại Indonesia, một số vùng vẫn còn bị giãn cách xã hội đặc biệt là các thành phố lớn vẫn hạn chế đi lại và du lịch.

Nhiều công ty vẫn tiếp tục hoạt động tối đa chính sách làm việc tại nhà. Nhu cầu chuỗi phục vụ thức uống có phục hồi từ tháng 4 nhưng vẫn duy trì chưa tăng trưởng cao. Sức mua chậm khi nền kinh tế Indonesia tiếp tục đi xuống.

Về giao thương

Xuất khẩu Indonesia dự kiến mức 6,5 triệu bao vụ 2021/22 cho các thị trường: Nga, Đức, Anh, Tây Ban Nha và sự phục hồi tiêu thụ từ Mỹ và Ý ngay khi một số thị trường khác giảm do đại dịch.

Về xuất khẩu

Indonesia gia tăng xuất khẩu Robusta, trung bình mỗi tháng xuất khẩu từ cảng Lampung: 17.000 tấn vào năm 2019 tăng lên 19.000 tấn vào năm 2020. Hướng tăng tiếp tục vào năm 2021 khi xuất khẩu từ tháng 1 đến tháng 2 năm nay được 37.000 tấn.

Ngay khi đó xuất khẩu Arabica từ cảng Penawan khi giá Arabica tại Brazil cạnh tranh với các quốc gia Nam và Trung Mỹ. Xuất khẩu vụ 2020/21 dự kiến 230.000 bao và 2021/2022 dự kiến 200.000 bao do các nhà rang xay nội địa tiếp tục cạnh tranh với các quốc gia sản xuất khác.

VICOFA tổng hợp

TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC
THÀNH VIÊN ĐĂNG NHẬP
THỊ TRƯỜNG GIÁ CÀ PHÊ
Cập nhật hôm nay:
Giá định hướng ICOGiá trên sàn kỳ hạnGiá nội địa

Xem chi tiết >>>                             Chỉ số giá định hướng ngày: 12/08/2022

ĐVT: US cents/lb  

 

 

 

ICO Indicator prices
(US cents/lb)  12/08/2022

 

 

change

ICO Composite

201.65

+0.3%

Colombian Milds

296.41

+0.9%

Other Milds

270.12

+0.7%

Brazilian Naturals

221.83

-0.4%

Robustas

112.73

+0.5%

Xem chi tiết >>>                             Phiên giao dịch: 15/08/2022

ĐVT: USD/tấn (London)

US cents/lb (New York)

 

London

Giá khớp

Thay đổi

09/22

2256

+4

11/22

2265

+4

New York

Giá khớp

Thay đổi

12/22

221.55

-0.85

03/23

216.70

-0.85

Xem chi tiết >>>                            Ngày cập nhật: 25/07/2022

ĐVT: đồng/kg

 

 

Daklak:                

Mua xô: 43.400 đồng/kg cơ sở

Giao kho Daklak: 43.600 đồng/kg

Giao kho Bình Dương: 43.800 đồng/kg

R2: +200 đồng/kg so với xô

Mua R1 sàng 16: +800 đồng/kg

 

Gia Lai:                

Mua xô: 43.200 – 43.400 đồng/kg

 

Lâm Đồng:          

Mua xô: 43.400 – 43.600 đồng/kg

 



HỘI VIÊN LIÊN KẾT
lien_he_qung_cao
WEBSITE LIÊN KẾT
icobo_tai_chinhbo_cong_thngvcci_chuan_moi
cu_thuebo_nong_nghiephai_quantong_cuc_thong_ke
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI
logo_mau_moiw

HIỆP HỘI CÀ PHÊ - CA CAO VIỆT NAM (VICOFA)

Người đại diện: Ông Nguyễn Nam Hải - Chủ tịch Hiệp hội

 

Địa chỉ: Số 5 Ông Ích Khiêm, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội

VP Đại diện VICOFA tại TP. HCM: 135A Pasteur (lầu 5), phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. HCM

 

Tel: 024 3733 6520 - 3845 2818

E-mail: info.vicofa@gmail.com 

Website: www.vicofa.org.vn

 

Ghi rõ nguồn "www.vicofa.org.vn" khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này.

 

                                                                 gf-icn-youtube gf-icn-facebook gf-icn-twitter gf-icn-instagram gf-icn-rss

Website is designed at tnweb.vn