Kết thúc phiên 27/4, chứng khoán Mỹ ít thay đổi so với hôm trước khi nhà đầu tư chờ đợi kết quả kinh doanh của các công ty công nghệ lớn. Giá dầu, quặng sắt, thép, đường, cao su, cà phê đồng loạt tăng mạnh. Vàng biến động nhẹ.
Chứng khoán Mỹ
S&P 500 giảm 0,1% ở mức 4.186,72 điểm, sau khi đạt mức cao kỷ lục trong phiên trước đó. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones cũng đóng cửa đi ngang ở mức 33.984,93 điểm. Nasdaq Composite giảm 0,3% xuống 14.090,22 điểm.
Cho đến nay, với khoảng 1/3 công ty trong S&P 500 đã báo cáo kết quả kinh doanh, 84% công ty ghi nhận lợi nhuận khả quan, theo FactSet. Tuy nhiên, diễn biến của cổ phiếu lại khá im ắng.
Trong khi đó, Cục Dự trữ Liên bang bắt đầu cuộc họp chính sách 2 ngày vào thứ Ba. Ngân hàng trung ương dự kiến sẽ có thay đổi nào trong động thái chính sách, nhưng các nhà kinh tế hy vọng Fed sẽ bảo vệ chính sách của mình để lạm phát tăng nóng.
Giá dầu tăng
Giá dầu tăng khi OPEC, Nga và các nước đồng minh sẽ tiếp tục kế hoạch nâng nhẹ sản lượng từ ngày 1/5, họ không thấy tác động lâu dài đến nhu cầu từ cuộc khủng hoảng Covid-19 ở Ấn Độ.
OPEC+ cũng từ bỏ kế hoạch tổ chức một cuộc họp cấp bộ trưởng vào ngày 28/4. Một cuộc họp kỹ thuật trong ngày 26/4 đã bày tỏ lo ngại về số ca nhiễm Covid-19 gia tăng nhưng vẫn giữ nguyên dự báo nhu cầu dầu mỏ không thay đổi.
Phó thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết hội đồng này đã quyết định duy trì chính sách đã được chấp thuận tại cuộc họp của OPEC+ ngày 1/4.
Chốt phiên 27/4, dầu thô Brent tăng 77 US cent hay 1,2% lên 66,42 USD/thùng, sau khi tăng lên mức cao nhất phiên tại 66,51 USD/thùng. Dầu WTI của Mỹ tăng 1,03 USD hay 1,7% lên 62,94 USD/thùng.
OPEC+ đã thiết lập việc giảm nhẹ mức cắt giảm sản lượng dầu từ ngày 1/5, theo một kế hoạch đã đồng ý trước khi số ca nhiễm virus corona tăng vọt tại Ấn Độ.
Ấn Độ, nhà nhập khẩu dầu thô lớn thứ 3 thế giới đã ghi nhận số ca nhiễm mỗi ngày tăng hơn 300.000 người. Họ cũng báo cáo tổng số người chết hơn 200.000.
Việc cắt giảm nguồn cung kỷ lục của OPEC+ trong năm ngoái đã giúp thúc đẩy giá phục hồi từ mức thấp trong lịch sử. Hầu hết việc hạn chế này vẫn được giữ nguyên, ngay cả sau khi có kế hoạch tăng nhẹ sản lượng từ tháng 5.
Một diễn biến khác cuối cùng có thể bổ sung nguồn cung cho thị trường này, các cuộc đàm phán tại Vienna nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân của Iran năm 2015 có thể khôi phục trong ngày 27/4.
Các nhà đầu tư cũng tập trung vào báo cáo tồn kho dầu thô hàng tuần mới nhất của Mỹ, trong đó các nhà phân tích dự kiến tồn kho dầu thô sẽ tăng..
Vàng biến động nhẹ
Vàng giao ngay giảm 0,1% xuống 1.778,01 USD/ounce, với các nhà đầu tư tập trung vào cuộc họp của Fed. Vàng Mỹ kỳ hạn tháng 6 đóng cửa giảm 0,1% xuống 1.778,8 USD/ounce.
Việc thừa nhận lạm phát và dự đoán lạm phát cao hơn có thể giúp vàng vượt 1.800 USD/ounce.
Vàng được coi là rào cản chống lại lạm phát có thể xảy ra sau khi các biện pháp kích thích rộng rãi, lợi suất Kho bạc tăng cao đã làm giảm sức hấp dẫn của vàng trong năm nay.
Giá cà phê hai sàn tiếp tục tăng
Kết thúc phiên giao dịch, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London tăng liên tiếp phiên thứ tư. Kỳ hạn giao ngay tháng 7 tăng thêm 21 USD, lên 1.461 USD/tấn, kỳ hạn giao tháng 9 tăng thêm 23 USD, lên 1.483 USD/tấn, các mức tăng rất đáng kể. Khối lượng giao dịch khá cao trên mức trung bình.
Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cùng xu hướng. Kỳ hạn giao ngay tháng 7 tăng thêm 2,55 cent, lên 145,9 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 9 cũng tăng thêm 2,55 cent, lên 147,8 cent/lb, các mức tăng rất đáng kể. Khối lượng giao dịch duy trì rất cao trên mức trung bình.
Giá cà phê Robusta nhân xô tại Đak Lak sáng hôm nay 28/4 tăng 100 đồng/kg so với sáng hôm qua lên 33.700 – 33.800 đồng/kg.
Đồng Reais giảm 0,22%, tỷ giá xuống ở mức 1 USD = 5,4610 Reais sau sự thay đổi nhân lực lãnh đạo Ủy ban Điều tra Nghị viện (CPI) trong việc sử dụng ngân quỹ được phân bố để phòng chống đại dịch ở Brazil. Trong khi đó, chứng khoán Mỹ lập kỷ lục trong một phiên kết thúc nhưng không có định hướng rõ ràng với sự chờ đợi quyết định chính sách tiền tệ của Fed vào ngày mai đã kích thích lợi suất trái phiếu dài hạn Kho bạc Mỹ bật tăng trở lại.
Giá cà phê tiếp nối đà tăng trên cả hai sàn do dòng vốn đầu quay trở lại tăng mua sau khi đã thanh lý, điều chỉnh vị thế vì đã mạnh tay bán ròng kéo dài và nhất là hết hạn hợp đồng quyền chọn kỳ hạn tháng 5 trước đó, trước mối lo thời tiết khô hạn ở Brazil sẽ làm sụt giảm chất lượng hạt cà phê vụ mới sắp thu hoạch và tiềm ẩn nguy cơ sương giá mùa đông năm nay.
Theo Reuters: Vụ 2021/22 của Brazil sẽ giảm nghiêm trọng do hạn hán và chu kỳ sản lượng thấp trong khi nhu cầu tiêu thụ vẫn ổn định đang hỗ trợ cho thị trường phản ứng rất mạnh để cân bằng yếu tố cung cầu trên thế giới.
Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu cà phê Brazil (CeCafé) nhận định: “Nguồn cung cà phê thời điểm hiện nay đang giảm và vụ thu hái cà phê của Brazil thấp hơn trong khi nhu cầu toàn cầu vẫn ổn định và có tín hiệu phục hồi đã giúp giá cà phê tăng mạnh”.
Theo chủ tịch CeCafé: Hướng giá tăng hiện nay được phân tích dựa trên những yếu tố và thông tin nền tảng sau:
+ Thứ nhất: Lượng tồn kho kỷ lục vụ mùa 2020/21 Brazil đã giảm, khả năng cà phê toàn cầu sẽ phải trải qua những tình hình “bất lợi” mà có thể chưa gặp trong lịch sử.
Cà phê là một sản phẩm vẫn có thể tiêu thụ và phục hồi trong cả 02 cuộc khủng hoảng kinh tế và đại dịch khi nhiều người tiêu dùng có thể uống cà phê tại văn phòng hoặc tại nhà và khi gặp gỡ ai đó….
+ Thứ hai: Vụ mùa thấp tại Brazil cho năng suất giảm hơn bình thường có thể là lý do khiến thị trường thay đổ biên độ dao động khi mức giá trung bình năm trước ở khu 95,00 cent và năm nay dao động giữa 120,00 – 140,00 cent, cho thấy hướng giá đang biến động trên tình hình thực tế của các thông tin nền tảng mới.
+ Thứ 3: Lạc quan về hướng giá tăng, nhiều nhà phân tích cũng đang quan tâm về tình hình mùa Đông tại Brazil cũng là yếu tố làm dấy lên lo ngại về sương giá. Mặc dù những năm gần đây không có sương giá xảy ra nhưng yếu tố thời tiết bất thường cũng sẽ làm ảnh hưởng đến vụ mùa năm sau 2022/23.
+ Thứ 4: Việc tái cân bằng yếu tố tỷ giá Reais giai đoạn đoạn đầu quý II đang giúp hỗ trợ cho thị trường hàng hóa và giá cà phê trên New York tăng hơn. Điều này cũng sẽ làm giảm giá trị chưa quy đổi tỷ giá Reais vào thời điểm Brazil thu hoạch vụ mùa tới giảm 25,5% - theo số liệu của Conab.
Yếu tố khách quan:
+ Bất chấp lo ngại về vụ thu hái Arabica giảm mạnh và các nhà sản xuất Brazil sẵn sàng đối mặt với chu kỳ này, sản lượng Conilon (Robusta) dự kiến vẫn sẽ tăng ổn định khi lượng tồn kho lớn từ vụ mùa trước sẽ là yếu tố cân bằng cho cà phê toàn cầu vượt qua thời gian này.
+ Tuy nhiên các nhà phân tích cũng đang rất thận trọng sau khi việc xuất khẩu 06 tháng đầu năm Brazil tăng 10% trong quý đầu năm 2021. CeCafé dự kiến tăng trưởng xuất khẩu sẽ không kéo dài từ những tháng tới, đặc biệt những tháng cuối năm khi lượng tồn kho giảm.
+ Mức độ nguồn cung thực tế từ Brazil sẽ phụ thuộc vào yếu tố thời tiết hạn hán trong thời kỳ thu hái vụ Arabica được dự kiến vào giữa tháng 5. Brazil đang lạc quan vì lượng hàng chào mua mạnh, thậm chí có thể bán cho các quốc gia cạnh tranh như Colombia và Mexico, các quốc giá này tái sản xuất sang các quốc gia Châu Mỹ đặc biệt là Hoa Kỳ.
VICOFA tổng hợp
Mật khẩu | |
Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu | Đăng ký | |
HIỆP HỘI CÀ PHÊ - CA CAO VIỆT NAM (VICOFA)
Người đại diện: Ông Nguyễn Nam Hải - Chủ tịch Hiệp hội
Địa chỉ: Số 5 Ông Ích Khiêm, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội
VP Đại diện VICOFA tại TP. HCM: 135A Pasteur (lầu 5), phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. HCM
Tel: 024 3733 6520 - 3845 2818
E-mail: info.vicofa@gmail.com
Website: www.vicofa.org.vn
Ghi rõ nguồn "www.vicofa.org.vn" khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này.