Chốt sổ cuối tháng 3, giá cà phê có vẻ tiếp tục hưởng lợi nhờ giá vàng và giá dầu thô tiếp tục sụt giảm, trong khi hòa đàm Nga-Ukraina tiếp tục là sự quan tâm của hầu hết các thị trường. Tuy nhiên, sự bế tắc vẫn tiếp diễn cho dù cả hai phía đã cố gắng gặp gỡ nhau để đạt được một thỏa thuận hòa bình. Dường như các thị trường đang rơi vào tình thế tiến thoái lương nan ngắn hạn giữa chiến tranh và giá cả hàng hóa.
Giá cà phê kỳ trở lại đà tăng nhờ sự hỗ trợ của tỷ giá đồng Real của Brazil mạnh lên. Trong khi chứng khoán Mỹ suy yếu một chút do kết quả đàm phán Đông Âu không có tiến triển nào được ghi nhận.
Theo các nhà quan sát, thời tiết vùng cà phê arabica chính ở miền Nam Brasil đang đối diện với một mùa đông khô đã dấy lên mối lo sản lượng vụ mùa năm nay sẽ không như kỳ vọng.
Đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng của tháng 3, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London tiếp tục giữ đà tăng, kỳ hạn giao tháng 5/2022 tăng 13 USD (0,6%), giao dịch tại 2.165 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 7/2022 tăng 12 USD (0,56%) giao dịch tại 2.152 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York tăng mạnh, kỳ hạn giao tháng 5/2022 tăng 4,55 Cent (2,05%), giao dịch tại 226,4 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 7/2022 tăng 4,55 Cent (2,05%), giao dịch tại 226,45 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng trên trung bình.
Tại Nhật Bản, văn hóa uống cà phê từ châu Âu đã ảnh hưởng tích cực đến việc tiêu thụ đồ uống nóng ở Nhật Bản, kéo theo nhu cầu thưởng thức cà phê của giới trẻ ngày càng tăng.
Văn hóa cà phê không chỉ khuyến khích giới trẻ Nhật Bản tiêu thụ cà phê hòa tan tại các quán cà phê đặc biệt và các cửa hàng cà phê có thương hiệu, mà còn khuyến khích họ tự pha cà phê hòa tan tại nhà, làm tăng nhu cầu về cà phê hòa tan.
Văn phòng dự đoán rằng sự phổ biến của cà phê ngày càng tăng và lan rộng trên toàn cầu, dẫn đến nhu cầu đối với mặt hàng này ở Nhật Bản sẽ tăng trở lại trong những năm tới.
Các chuyên gia khuyến nghị các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê tận dụng lợi thế của các FTA bao gồm Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJFTA), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) để đẩy nhanh xuất khẩu sang những thị trường khó tính./.
Tham khảo: Báo Thế giới và Việt Nam
Mật khẩu | |
Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu | Đăng ký | |
HIỆP HỘI CÀ PHÊ - CA CAO VIỆT NAM (VICOFA)
Người đại diện: Ông Nguyễn Nam Hải - Chủ tịch Hiệp hội
Địa chỉ: Số 5 Ông Ích Khiêm, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội
VP Đại diện VICOFA tại TP. HCM: 135A Pasteur (lầu 5), phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. HCM
Tel: 024 3733 6520 - 3845 2818
E-mail: info.vicofa@gmail.com
Website: www.vicofa.org.vn
Ghi rõ nguồn "www.vicofa.org.vn" khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này.