Giá cà phê kỳ hạn đồng loạt điều chỉnh giảm khá mạnh sau khi giá cà phê robusta tại London đã có một phiên bật tăng nóng trước đó, do kỳ vọng sức tiêu thụ cà phê toàn cầu gia tăng trở lại và mức tồn kho được “chứng nhận” tại sàn vẫn còn dưới ngưỡng tâm lý. Chỉ số USDX đảo chiều giảm và chứng khoán Mỹ tiếp tục sụt giảm cũng đã khiến giới đầu cơ dịch chuyển dòng vốn và lần này các sàn giao dịch cà phê phái sinh được lựa chọn sau chuỗi giảm rất mạnh trước đó.
Giá cà phê arabica còn bị ảnh hưởng bởi nông dân Brazil lên tiếng bày tỏ lo ngại giá cả vật tư phân bón tăng cao sẽ tác động tiêu cực đến việc sản xuất.
Chốt phiên giao dịch ngày 10/3, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 5/2022 quay đầu giảm 24 USD (1,13%), chốt tại 2.093 USD/tấn. Kỳ hạn giao tháng 7/2022 cũng giảm 24 USD (1,15%), chốt tại 2.072 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York kỳ hạn giao tháng 5/2022 tiếp tục giảm mạnh 5,1 Cent (2,22%), chốt tại 224,2 Cent/lb. Trong khi, giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 7/2022 giảm 4,8 Cent (2,1%), chốt tại 223,45 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.
Thị trường hiện tồn tại những lo ngại về sự bùng nổ giá dầu do hậu quả của xung đột Nga - Ukraine, làm tăng thêm chi phí sản xuất cho nông dân. Giá phân bón cao hơn và nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng bị thắt chặt có nguy cơ hạn chế năng suất ở quốc gia trồng cà phê hàng đầu thế giới Brazil.
Bên cạnh năng suất thấp hơn và những khó khăn trong đường cung cấp, thời tiết không thuận lợi cũng ít nhiều ảnh hưởng đến cây trồng. Nhiệt độ ở các vùng trồng cà phê của Brazil có thể mát hơn bình thường từ tháng 5 đến tháng 7, song điều đó không có nghĩa là đợt sương giá kinh hoàng năm ngoái lặp lại, theo Business Standard.
Trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn trong chuỗi cung ứng, các công ty đang cố gắng sửa đổi công suất và điều chỉnh kế hoạch sản xuất cho phù hợp. Một số hoạt động kinh doanh đã được chuyển hướng từ các cảng đặc biệt tắc nghẽn như Long Beach ở California đến các địa điểm ít được hỗ trợ hơn ở các thành phố khác.
Trang Sucafina đưa tin, tiêu thụ cà phê của Nga ước tính vào khoảng 6 triệu bao/năm, trong khi Ukraine tiêu thụ 1,5 triệu bao. Trong số này, 60 - 70% là cà phê robusta chủ yếu đến từ Việt Nam hoặc cà phê hòa tan từ Đức và Ba Lan. Đối với Ukraine, tiêu thụ cà phê của nước này sẽ giảm theo chiều dài của cuộc chiến quân sự do chuỗi cung ứng bị gián đoạn.
Còn với Nga, mức tiêu thụ giảm phần lớn là do các lệnh trừng phạt. Một lệnh cấm đối với xuất khẩu cà phê từ EU sang Nga sẽ gây ra tác động lớn, trong khi các biện pháp trừng phạt hiện tại có thể sẽ làm suy giảm nhu cầu do thu nhập của người tiêu dùng Nga sẽ thấp hơn.
Tuy nhiên, do sức tiêu thụ giảm đối với robusta nên tác động tiêu cực có thể sẽ ảnh hưởng đến thị trường robusta kỳ hạn nhiều hơn so với arabica kỳ hạn.
Tham khảo: Báo Thế giới và Việt Nam
Mật khẩu | |
Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu | Đăng ký | |
HIỆP HỘI CÀ PHÊ - CA CAO VIỆT NAM (VICOFA)
Người đại diện: Ông Nguyễn Nam Hải - Chủ tịch Hiệp hội
Địa chỉ: Số 5 Ông Ích Khiêm, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội
VP Đại diện VICOFA tại TP. HCM: 135A Pasteur (lầu 5), phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. HCM
Tel: 024 3733 6520 - 3845 2818
E-mail: info.vicofa@gmail.com
Website: www.vicofa.org.vn
Ghi rõ nguồn "www.vicofa.org.vn" khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này.