Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 40.200 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 40.800 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 40.700 đồng/kg.
Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 40.700 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 40.600 đồng/kg ở Đắk R'lấp.
Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 40.700 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và Ia Grai cùng giá 40.600 đồng/kg.
Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 40.700 đồng/kg. Sáng nay, giá cà phê tại các vùng trồng trọng điểm đi ngang với cùng thời điểm hôm qua.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 5/2022 tăng 2 USD/tấn ở mức 2.095 USD/tấn, giao tháng 7/2022 giữ nguyên ở mức 2.072 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 5/2022 giảm 2,25 cent/lb ở mức 221,95 cent/lb, giao tháng 7/2022 giảm 2,05 cent/lb, ở mức 221,4 cent/lb.
Kết thúc ngày giao dịch cuối tuần, giá cà phê trái chiều khi Arabica giảm trong khi Robusta tăng nhẹ. Diễn biến xung đột Nga - Ukraine tiếp tục đẩy giá dầu thô tăng cao, vàng hạ nhiệt, còn hầu hết nông sản nhiệt đới đều giảm trên sàn. Giá cà phê còn chịu áp lực khi tồn kho đạt chuẩn trên cả 2 sàn tăng trong mấy phiên gần đây.
Bộ Công Thương nhận định, dung lượng thị trường nhập khẩu cà phê của EU rất lớn, Việt Nam còn nhiều dư địa đẩy mạnh xuất khẩu trong năm 2022, nhờ lợi thế về thuế suất thuế xuất khẩu và nguồn cung cà phê chất lượng cao gia tăng. Dự báo năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU sẽ khởi sắc trở lại.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, tình trạng thiếu container vận chuyển và chi phí logistics vẫn đang là trở ngại không nhỏ cho ngành hàng này trong năm nay. Xuất khẩu nhiều chủng loại cà phê sang EU tăng, tuy nhiên trị giá xuất khẩu vẫn ở mức thấp, chưa đóng góp nhiều cho sự tăng trưởng chung toàn ngành.
Hiện tại dù chất lượng và sản lượng cà phê nổi tiếng thế giới, song các thương hiệu cà phê Việt Nam vẫn còn lưa thưa và mờ nhạt. Do các nhà sản xuất không tự tay chế biến sâu và xuất khẩu trực tiếp, cà phê chế biến chủ yếu xuất hiện dưới tên của những thương hiệu nước ngoài, các đại lý thu mua chính hạt cà phê Việt Nam và sau đó đổi tên để tiến hành xuất khẩu.
Về ngắn hạn, đây có thể là một cách nhanh và tiện. Tuy nhiên về dài hạn, cà phê Việt Nam sẽ khó tạo được danh tiếng, uy tín, thương hiệu và ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh với các thương hiệu cà phê nước ngoài./.
Nguồn: Báo Kinh tế và Đô thị
Mật khẩu | |
Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu | Đăng ký | |
HIỆP HỘI CÀ PHÊ - CA CAO VIỆT NAM (VICOFA)
Người đại diện: Ông Nguyễn Nam Hải - Chủ tịch Hiệp hội
Địa chỉ: Số 5 Ông Ích Khiêm, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội
VP Đại diện VICOFA tại TP. HCM: 135A Pasteur (lầu 5), phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. HCM
Tel: 024 3733 6520 - 3845 2818
E-mail: info.vicofa@gmail.com
Website: www.vicofa.org.vn
Ghi rõ nguồn "www.vicofa.org.vn" khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này.