Language Translation
.
logo_khong_nen_khong_chu_tai_web
HIỆP HỘI CÀ PHÊ - CA CAO VIỆT NAM
Vietnam Coffee Cocoa Association ( Vicofa )
Bền vững - Năng suất - Chất lượng - Giá trị gia tăng
Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

Nông sản, thực phẩm Việt Nam chiếm tỷ lệ thấp trong cảnh báo của EU

Ngày đăng: 04-11-2023

Nhờ thực hiện tốt quy định SPS, tỷ lệ hàng nông sản, thực phẩm Việt Nam nhập khẩu vào EU bị cảnh báo ở mức thấp trong tổng số cảnh báo của EU.


Văn phòng SPS Việt Nam ký biên bản ghi nhớ về hợp tác với Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn về đào tạo nguồn nhân lực liên quan tới thực hiện SPS. Ảnh: Thanh Sơn.

Văn phòng SPS Việt Nam ký biên bản ghi nhớ về hợp tác với Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn về đào tạo nguồn nhân lực liên quan tới thực hiện SPS. Ảnh: Thanh Sơn.

Tại Diễn đàn “Tuyên truyền, thực thi cam kết về SPS trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu”, do Văn phòng SPS Việt Nam và Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn, phối tổ chức tại TP.HCM ngày 3/11, ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc SPS Việt Nam, cho biết, trong 10 tháng đầu năm 2023, EU đưa ra 3.865 cảnh báo về an toàn thực phẩm đối với hàng nông sản, thực phẩm nhập khẩu. Trong đó, có 55 cảnh báo đối với nông sản, thực phẩm từ Việt Nam nhập khẩu vào EU, chiếm 1,4%. Như vậy, tỷ lệ bị cảnh báo của Việt Nam ở mức thấp.

Rau quả là nhóm hàng bị cảnh báo nhiều nhất với 23 trường hợp, tiếp đó là sản phẩm thủy sản (19) và bánh kẹo và các sản phẩm chế biến khác (13). Vi phạm do dư lượng hóa chất chiếm 58%, vi phạm do độc tố nấm mốc chiếm 9% và vi phạm khác chiếm 33%.

Cũng theo ông Nam, trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới mà Việt Nam đang tham gia, đều có một nội dung bắt buộc phải thực hiện là SPS (Hiệp định An toàn thực phẩm và An toàn bệnh dịch động, thực vật).

Với Hiệp định EVFTA, đến nay, về cơ bản, chúng ta đã thực thi rất tốt các quy định về an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh. Tuy nhiên, các biện pháp kiểm soát an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh luôn được EU cập nhật thường xuyên. Cứ 6 tháng một lần, EU sẽ rà soát tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, thực phẩm vào thị trường này. Nếu chúng ta vẫn luôn thực thi, chấp hành tốt các quy định trong EVFTA, EU có thể xem xét giảm tần suất kiểm tra, giảm các quy định, thủ tục đối với nông sản, thực phẩm Việt Nam nhập khẩu vào EU. Ngược lại, nếu làm không tốt, hàng nông sản, thực phẩm Việt Nam nhập khẩu vào EU sẽ bị tăng tần suất kiểm tra.

Nông sản xuất khẩu sang EU phải đáp ứng tốt các quy định về an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh. Ảnh: Thanh Sơn.

Nông sản xuất khẩu sang EU phải đáp ứng tốt các quy định về an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh. Ảnh: Thanh Sơn.

 

Không những phải đáp ứng các quy định cùa EU về SPS, hàng nông sản, thực phẩm nhập khẩu vào thị trường này còn phải thỏa mãn tiêu chuẩn của người tiêu dùng. Thạc sỹ Đinh Đức Hiệp (Văn phòng SPS Việt Nam), cho biết, thông thường tại EU, yêu cầu tiêu chuẩn của người mua thường cao hơn so với quy định luật pháp của EU, mức MRL thường cao hơn từ 30-100%.

Do vậy để bán được sản phẩm, doanh nghiệp cần xác định được thị trường nào, người mua là ai, có những yêu cầu nào để thực hiện. Người mua châu Âu thường có những yêu cầu cụ thể, tùy thuộc vào kênh bán hàng và phân khúc sản phẩm của họ. Các yêu cầu phổ biến của người mua bao gồm GLOBALG.A.P, chứng nhận, và tuân thủ các tiêu chuẩn xã hội và môi trường.

Người mua thường đưa ra các yêu cầu sau: Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm dựa trên phân tích mối nguy và các điểm kiểm soát tới hạn (HACCP); GLOBALG.A.P (bao gồm toàn bộ quy trình sản xuất nông nghiệp từ trước khi cây trồng được đưa xuống đất cho đến sản phẩm chưa qua chế biến. GLOBALG.A.P chú trọng an toàn thực phẩm cũng như môi trường, điều kiện lao động và chất lượng sản phẩm).

Ngoài GLOBALG.A.P, các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm khác cũng có thể được yêu cầu. Hầu như tất cả người mua trên thị trường tây bắc châu Âu (bao gồm cả Vương quốc Anh) sẽ yêu cầu tiêu chuẩn toàn cầu BRC, tiêu chuẩn được áp dụng rộng rãi như một tiêu chuẩn về vệ sinh và an toàn thực phẩm. Còn ở Đức, tiêu chuẩn thực phẩm IFS rất phổ biến.

Về kiểm dịch thực vật, Thạc sỹ Lương Ngọc Quang, Trưởng phòng Hợp tác quốc tế và Truyền thông (Cục Bảo vệ thực vật), lưu ý các nhà sản xuất, xuất khẩu nông sản sang EU về danh mục 20 loài dịch hại ưu tiên của EU. Đặc biệt, có 12 đối tượng kiểm dịch thực vật cùa EU đã có mặt tại Việt Nam, gồm: Bệnh loét vi khuẩn trên cây có múi; virus Tristeza; bệnh héo vi khuẩn; ruồi đục quả phương Đông; bọ phấn thuốc lá; bọ trĩ hại ớt; bọ trĩ hại dưa; ruồi đục lá hại rau; ruồi đục lá rau cần tây; sâu khoang; sâu keo mùa thu; sâu tai ngô.


TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC
THÀNH VIÊN ĐĂNG NHẬP
THỊ TRƯỜNG GIÁ CÀ PHÊ
Cập nhật hôm nay:
Giá định hướng ICOGiá trên sàn kỳ hạnGiá nội địa

Xem chi tiết >>>                             Chỉ số giá định hướng ngày: 12/08/2022

ĐVT: US cents/lb  

 

 

 

ICO Indicator prices
(US cents/lb)  12/08/2022

 

 

change

ICO Composite

201.65

+0.3%

Colombian Milds

296.41

+0.9%

Other Milds

270.12

+0.7%

Brazilian Naturals

221.83

-0.4%

Robustas

112.73

+0.5%

Xem chi tiết >>>                             Phiên giao dịch: 15/08/2022

ĐVT: USD/tấn (London)

US cents/lb (New York)

 

London

Giá khớp

Thay đổi

09/22

2256

+4

11/22

2265

+4

New York

Giá khớp

Thay đổi

12/22

221.55

-0.85

03/23

216.70

-0.85

Xem chi tiết >>>                            Ngày cập nhật: 25/07/2022

ĐVT: đồng/kg

 

 

Daklak:                

Mua xô: 43.400 đồng/kg cơ sở

Giao kho Daklak: 43.600 đồng/kg

Giao kho Bình Dương: 43.800 đồng/kg

R2: +200 đồng/kg so với xô

Mua R1 sàng 16: +800 đồng/kg

 

Gia Lai:                

Mua xô: 43.200 – 43.400 đồng/kg

 

Lâm Đồng:          

Mua xô: 43.400 – 43.600 đồng/kg

 



HỘI VIÊN LIÊN KẾT
lien_he_qung_cao
WEBSITE LIÊN KẾT
icobo_tai_chinhbo_cong_thngvcci_chuan_moi
cu_thuebo_nong_nghiephai_quantong_cuc_thong_ke
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI
logo_mau_moiw

HIỆP HỘI CÀ PHÊ - CA CAO VIỆT NAM (VICOFA)

Người đại diện: Ông Nguyễn Nam Hải - Chủ tịch Hiệp hội

 

Địa chỉ: Số 5 Ông Ích Khiêm, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội

VP Đại diện VICOFA tại TP. HCM: 135A Pasteur (lầu 5), phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. HCM

 

Tel: 024 3733 6520 - 3845 2818

E-mail: info.vicofa@gmail.com 

Website: www.vicofa.org.vn

 

Ghi rõ nguồn "www.vicofa.org.vn" khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này.

 

                                                                 gf-icn-youtube gf-icn-facebook gf-icn-twitter gf-icn-instagram gf-icn-rss

Website is designed at tnweb.vn