Huyện Chợ Gạo có diện tích tự nhiên gần 24.000 ha. Trong đó có 4.050 ha đất trồng dừa chuyên canh, hiện dừa đang giao tán rất thích hợp cho việc trồng xen cây ca cao, trong 3 năm 2004 – 2006 cây ca cao được trồng ở 8 xã với tổng diện tích 850 ha cũng đã bước vào giai đoạn cho trái ổn định, sản lượng ngày càng tăng từng bước tạo lập thị trường ca cao.
Nhằm giúp bà con nông dân trong huyện nâng cao giá trị nông sản ca cao đồng thời tạo vùng nguyên liệu bền vững cho thị trường, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Gạo đã thực hiện thành công đề tài nghiên cứu cấp cơ sở: “Thử nghiệm sơ chế, lên men hạt ca cao” do KS. Nguyễn Văn Thinh làm chủ nhiệm. Đề tài chọn triển khai tại 4 xã: An Thạnh Thủy, Bình Ninh, Hòa Định và Xuân Đông của huyện Chợ Gạo.
Đề tài được triển khai với các mục tiêu:
- Xây dựng quy trình kỹ thuật sơ chế hạt ca cao ở nông hộ
- Nâng cao chất lượng hạt ca cao lên men ở những hộ nông dân
- Tập huấn cho nông dân quy trình sơ chế, lên men hạt ca cao quy mô hộ gia đình.
Trong quá trình triển khai thử nghiệm, đề tài đã đưa ra quy trình sơ chế và ủ lên men Tách trái và lên men hạt® Tồn trữ hạt ca cao qua 5 giai đoạn: Thu hoạch trái Trữ hạt. Với quy trình trên, giai đoạn lên men hạt là rất quan trọng. Phơi hạt rất quan trọng vì nó quyết định chất lượng và giá cả của hạt ca cao, tác giả cũng đã thử nghiệm lên men hạt bằng 3 dụng cụ lên men là: bằng thúng, bằng thùng gỗ, ủ đống.
Đề tài đã mở 6 lớp tập huấn quy trình trên cho 362 nông dân, đến nay đã có 36 điểm ủ lên men hạt ca cao thành công và đạt yêu cầu của nhà thu mua.
Hiệu quả quy trình ủ cho thấy:
- Cứ 10 – 11 kg trái tươi cho ra 1 kg hạt khô và hạt sau khi tách cho phơi nắng khoảng 3 giờ rồi đem ủ sẽ cho chất lượng và màu sắc tốt hơn.
- Phương pháp lên men bằng thúng và thùng dễ và rất phù hợp với dạng nông hộ nhỏ.
- Lợi ích kinh tế xã hội của đề tài làm tăng lợi nhuận thêm khoảng 4.000đ/kg hạt khô, sử dụng tối đa nguồn lao động nhàn rổi trong gia đình, tận dụng vỏ ca cao để làm thức ăn cho cá, gia súc và làm phân bón cho cây trồng, lấy nước trong quá trình ủ chế biến thành rượu ca cao.
- Hạt sau khi lên men bảo quản được lâu hơn giúp nông dân chủ động hơn trong việc mua bán, không bị ép giá của thương lái.
Đề tài được Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh nghiệm thu xếp loại B. Ban quản lý Dự án ca cao tỉnh và Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Gạo đã tiếp nhận kết quả đề tài để ứng dụng và nhân rộng.
(Theo Sở Khoa học Công nghệ Tiền Giang)
Mật khẩu | |
Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu | Đăng ký | |
HIỆP HỘI CÀ PHÊ - CA CAO VIỆT NAM (VICOFA)
Người đại diện: Ông Nguyễn Nam Hải - Chủ tịch Hiệp hội
Địa chỉ: Số 5 Ông Ích Khiêm, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội
VP Đại diện VICOFA tại TP. HCM: 135A Pasteur (lầu 5), phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. HCM
Tel: 024 3733 6520 - 3845 2818
E-mail: info.vicofa@gmail.com
Website: www.vicofa.org.vn
Ghi rõ nguồn "www.vicofa.org.vn" khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này.