Kết thúc phiên 3/12, chứng khoán Mỹ đồng loạt giảm điểm trong bối cảnh số liệu việc làm gây thất vọng. Giá dầu và cao su giảm, vàng và cà phê tăng mạnh.
Chứng khoán Mỹ đồng loạt giảm điểm
Chỉ số trung bình công nghiệp trung bình Dow Jones giảm 59,71 điểm xuống 34.580,08 điểm, dẫn đầu là mức giảm 1,9% của Boeing. Chỉ số gồm 30 cổ phiếu mất hơn 300 điểm trước đó trong phiên. S&P 500 giảm 0,8% xuống 4.538,43 điểm. Nasdaq Composite rớt 1,9% xuống 15.085,47 điểm. Các chỉ số chính đều ghi nhận đà giảm trong tuần này.
Cổ phiếu công nghệ nằm trong số những cổ phiếu giảm điểm đáng chú ý nhất trong ngày thứ Sáu khi Tesla giảm 6,4% và Zoom Video giảm gần 4,1%.
Các cổ phiếu có mối liên hệ chặt chẽ với tình hình dịch bệnh đã dẫn đầu thị trường với mức giảm kéo dài trong 1 tuần và tiếp tục diễn ra vào thứ Sáu. Các công ty hưởng lợi từ việc nền kinh tế mở cửa trở lại, chẳng hạn như khách sạn và hãng hàng không, đều giao dịch tiêu cực. Las Vegas Sands giảm gần 3,7% và Delta Air Lines giảm 1,8%. Norwegian Cruise Line giảm 4,5% và Carnival mất gần 3,9%.
Báo cáo việc làm của tháng 11 cho thấy kinh tế Mỹ việc tạo việc làm chậm hơn dự kiến vào tháng trước. Số việc làm phi nông nghiệp chỉ tăng 210.000 trong tháng, thấp hơn nhiều so với 573.000 việc làm được các nhà kinh tế dự đoán do Dow Jones thăm dò ý kiến. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp giảm mạnh xuống 4,2%, khả quan hơn so với ước tính 4,5%.
Diễn biến thị trường hôm thứ Sáu tiếp tục một chuỗi biến động mạnh đối với khi nhà đầu tư tiếp tục theo dõi thông tin về biến thể Omicron biến thể. Biến thể Omicron hiện đã được phát hiện ở 5 tiểu bang của Hoa Kỳ, với các triệu chứng cho đến nay được báo cáo là nhẹ.
Bất chấp sự phục hồi vào thứ Năm chứng kiến chỉ số Dow tăng hơn 600 điểm, chỉ số 30 cổ phiếu vẫn giảm 0,9% trong tuần. Chỉ số S&P 500 giảm 1,2% và Nasdaq Composite mất 2,6% trong tuần này..
Giá dầu giảm
Giá dầu thô giảm trong phiên thứ Sáu (3/12) trong bối cảnh gia tăng lo ngại về số ca nhiễm Covid-19 gia tăng và biến thể mới có thể làm giảm nhu cầu trên toàn cầu.
Đóng cửa phiên này, giá dầu Brent tăng 21 cent, tương đương 0,3%, lên 69,88 USD/thùng, trong khi dầu thô vùng Tây Texax Mỹ (WTI) giảm 24 cent, tương đương 0,4%, xuống 66,26 USD.
Biên độ dao động trong phiên rất lớn, đầu phiên giá tăng hơn 2 USD sau khi nhóm OPEC+ cho biết có thể xem xét lại chính sách tăng sản lượng dầu trong thời gian ngắn nếu số lượng các đợt đóng cửa kinh tế vì đại dịch gia tăng - ảnh hưởng đến nhu cầu. Tuy nhiên, về cuối phiên, giá quay đầu giảm, kéo dài chuỗi ngày giảm sang ngày thứ 6 liên tiếp đối với cả 2 loại dầu – dài nhất kể từ tháng 11/2018. Cả hai loại dầu đều đã rơi vào trạng thái bán quá mức về mặt kỹ thuật trong 6 phiên liên tiếp – kỳ dài nhất kể từ tháng 9/2020.
Giá vàng tăng 1%
Giá vàng tăng gần 1% trong phiên 3/12 do chưa biết chắc virus Omicron sẽ gây ra những ảnh hưởng gì. Lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ giảm cũng làm gia tăng sức hấp dẫn của kim loại vàng như một nơi trú ẩn an toàn.
Giá vàng giao ngay phiên này tăng 0,9% lên 1.785,29 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 12 tăng 1,2% lên 1.783,90 USD.
Edward Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao thuộc công ty môi giới OANDA cho rằng: “Vàng đang được hưởng lợi từ tâm lý chuộng tài sản an toàn khi nhà đầu tư lo lắng về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giảm nhanh việc mua trái phiếu và tình hình dịch Covid-19 phức tạp trở lại khi cả hai biến thể Delta và Omicron đều gây rủi ro cho triển vọng tăng trưởng trong ngắn hạn”.
Tâm lý của nhà đầu tư trên các thị trường tài chính nhìn chung đều không lạc quan vì bị áp lực bởi dữ liệu việc làm của Mỹ cho thấy kết quả có tốt có xấu và những lo ngại xung quanh biến thể Omicron, khiến chỉ số chứng khoán Nasdaq giảm hơn 2%.
Cà phê hai sàn cùng tăng mạnh
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London kéo dài đà tăng phiên thứ tư. Kỳ hạn giao ngay tháng 1 tăng thêm 51 USD, lên 2.386 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 3 tăng thêm 33 USD, lên 2.298 USD/tấn, các mức tăng mạnh. Khối lượng giao dịch rất cao trên mức trung bình. Cấu trúc giá đảo gia tăng khoảng cách.
Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cùng xu hướng tăng phiên thứ ba. Kỳ hạn giao ngay tháng 3 tăng thêm 6,75 cent, lên 243,35 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 5 tăng thêm 6,60 cent, lên 242,40 cent/lb, các mức tăng mạnh. Khối lượng giao dịch trên mức trungbình. Cấu trúc giá đảo gia tăng khoảng cách.
Giá cà phê nhân xô tại Đaklak tăng lên mức 41.900 – 42.100 đồng/kg.
Đồng Reais giảm 0,31%, tỷ giá xuống ở mức 1 USD = 5,6770 Reais do tác động của thị trường ngoại hối khi USDX tăng điểm sau thất vọng việc làm ở Mỹ rất thấp so với dự kiến. Mối lo lạm phát vượt mức quá cao thúc đẩy Fed – Mỹ sớm tăng lãi suất cơ bản so với dự kiến, trong khi nền kinh tế vẫn tỏ rõ sự tích cực để Copom –Brazil nâng lãi suất cơ bản đồng Reais ở phiên họp chính sách tiền tệ cuối năm nay cũng góp phần khiến giá cả nhiều loại nông sản tăng cao.
Xu hướng giá tăng trên các thị trường cà phê thế giới dường như là tất yếu khi hai sàn kỳ hạn cùng thiết lập cấu trúc giá nghịch đảo với giá tháng kỳ hạn giao gần cao hơn giá tháng kỳ hạn giao xa. Điều này góp phần khẳng định nguồn cung ngắn hạn cho các thị trường tiêu thụ thực sự thiếu hụt nghiêm trọng. Lúc này thị trường cần thật nhiều cà phê đưa về hai sàn tham gia đấu giá, với mức giá cao gần 80% so với đầu năm nhằm hỗ trợ cho các vấn đề về logistics dưới tác động tiêu cực mạnh mẽ của đại dịch Covid-19.
Người trồng cà phê chưa thực sự phấn khởi khi giá kỳ hạn tăng cao chỉ để nhằm bù đắp phần nào cho cước phí tàu biển, trong khi họ phải chi trả tiền công thu hái và vật tư đầu vào cũng tăng cao ngất ngưởng.
Tính chung cả tuần 48, thị trường London có 4 phiên tăng và 1 phiên giảm đầu tuần. Giá cà phê Robusta kỳ hạn giao ngay tháng 1 tăng tất cả 78 USD, tức tăng 3,38 %, lên 2.386 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 3 tăng tất cả 61 USD, tức tăng 2,73 %, lên 2.298 USD/tấn , các mức tăng mạnh. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.
Tương tự, thị trường New York có 2 phiên giảm và 3 phiên tăng liên tiếp. Giá cà phê Arabica kỳ hạn giao ngay tháng 3 tăng tất cả 0,40 cent, tức tăng 0,16 %, lên 243,35 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 5 tăng tất cả 0,25 cent, tức tăng 0,10 %, lên 242,40 cent/lb, các mức tăng nhẹ. Khối lượng giao dịch duy trì khá cao trên mức trung bình.
Mối lo thiếu hụt nguồn cung tiếp tục đẩy giá cà phê kỳ hạn tăng cao. Tuy nhiên sức tăng trên sàn Robusta London còn có sự hỗ trợ từ thông tin mưa lũ làm cản trở thu hoạch tại Việt Nam khiến cà phê vụ mới chậm đưa ra thị trường, đã thúc đẩy “bò đầu cơ” tăng mua, bất chấp lượng mua ròng hiện đã rất cao.
Dữ liệu thương mại của Chính phủ Indonesia cho thấy xuất khẩu cà phê Robusta trong tháng 11 chỉ đạt 146.857 bao, giảm 70,80% so với cùng kỳ năm trước, đưa xuất khẩu hai tháng đầu niên vụ cà phê mới 2021/2022 đạt tổng cộng 352.684 bao, giảm tới 61,93% so với cùng kỳ niên vụ trước.
Bờ Biển Ngà, nhà sản xuất cà phê Robusta hàng đầu ở Tây Phi, đã báo cáo xuất khẩu cà phê trong tháng 10 chỉ đạt 20.067 bao, giảm 74,64% so với cùng kỳ năm trước và do đó, lũy kế xuất khẩu cà phê trong 10 tháng đầu năm 2021 đạt tổng cộng 450.300 bao, giảm 55,12% so với cùng kỳ năm trước.
Chính phủ Brazil đã báo cáo xuất khẩu cà phê nhân trong tháng 11 đạt 2.918.400 bao, giảm 36,52% so với cùng kỳ năm trước, của vụ mùa bội thu ước tính đạt mức kỷ lục 72 triệu bao trong niên vụ cà phê 2020/2021. Nguyên nhân sụt giảm được cho là bị ảnh hưởng của các hạn chế hậu cần liên quan đến Covid và còn do vừa qua là vụ thu hoạch giảm theo chu kỳ “hai năm một” nên hiệu suất xuất khẩu cũng thấp hơn 11,39% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong khi đó, giá cà phê Arabica cùng xu hướng tăng trong cả tuần nhưng sức tăng trên sàn New York vẫn tỏ ra thận trọng, cho dù thông tin biến thể mới Omicron đã gây hoảng loạn nhất thời và lạm phát vượt mức dẫn tới suy đoán Fed sẽ nâng mức lãi suất cơ bản USD sớm hơn dự kiến.
Giao thương tại thị trường nội địa tại Việt vẫn trầm lắng trong tuần này, khi lượng hàng vụ mùa mới đưa ra chậm hơn ít nhất hai tuần do mùa mưa kết thúc trễ.
Vào những ngày đầu tuần qua, các tỉnh Tây Nguyên vẫn tiếp tục có mưa lớn kéo dài đến ngày thứ 4. Điều này làm cản trở việc nông dân thu hái và phơi sấy cà phê. Nhiều cà phê hái bói gặp mưa đã cho chất lượng kém.
Theo một thương gia tại tỉnh DakLak trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters: "Thời tiết lạnh hơn và mưa đã ngừng, tuy nhiên đợt mưa vừa qua đã làm thiệt hại rất nhiều đến vụ mùa cũng như chất lượng vụ mùa".
Trong khi đó, Brazil đang bước vào thời kỳ khủng hoảng về tài chính và lạm phát sau thời gian chống chọi với đại dịch. Báo cáo đưa ra từ Brazil, lạm phát quốc gia này tăng 30% kể từ đầu tháng 11 khi đồng Real Brazil được thả nổi trở lại và tình hình tài chính chưa thể kiểm soát.
Tính đến thứ Hai ngày 29/11, tồn kho cà phê Robusta được sàn London chứng nhận và theo dõi cấp phát, đã giảm thêm 2.120 tấn, tức giảm 1,94 % so với một tuần trước đó, xuống đăng ký ở mức 106.920 tấn (khoảng 1.782.000 bao, bao 60 kg).
VICOFA tổng hợp
Mật khẩu | |
Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu | Đăng ký | |
HIỆP HỘI CÀ PHÊ - CA CAO VIỆT NAM (VICOFA)
Người đại diện: Ông Nguyễn Nam Hải - Chủ tịch Hiệp hội
Địa chỉ: Số 5 Ông Ích Khiêm, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội
VP Đại diện VICOFA tại TP. HCM: 135A Pasteur (lầu 5), phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. HCM
Tel: 024 3733 6520 - 3845 2818
E-mail: info.vicofa@gmail.com
Website: www.vicofa.org.vn
Ghi rõ nguồn "www.vicofa.org.vn" khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này.