Language Translation
.
logo_khong_nen_khong_chu_tai_web
HIỆP HỘI CÀ PHÊ - CA CAO VIỆT NAM
Vietnam Coffee Cocoa Association ( Vicofa )
Bền vững - Năng suất - Chất lượng - Giá trị gia tăng
Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

Giá cước vận tải biển tăng thẳng đứng

Ngày đăng: 16-06-2024

Trong thời gian ngắn, giá cước vận tải biển bất ngờ tăng vọt khiến cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao đao và đang nỗ lực tìm kiếm giải pháp vượt khó.



Chi phí vận chuyển container tăng mạnh

Giá cước một container 40 feet hồi tháng 3 là 2.900 USD, đến tháng 6 đã lên tới 7.300 USD, tăng hơn gấp hai lần do thiếu container rỗng cùng nhiều lý do khác.

Mới đây, Tập đoàn vận tải biển khổng lồ Maersk của Đan Mạch cho biết, trong tuần kết thúc vào ngày 06/06, chỉ số cước vận tải container của Drewry tăng 12% lên 4,716 USD cho mỗi FEU (container 40ft), tức tăng 181% so với cùng kỳ và cao hơn 232% so với mức trung bình năm 2019. Ví dụ, cước phí trên tuyến Thượng Hải đến Genoa đạt 6,664 USD mỗi FEU, tăng 213% so với một năm trước. Ngoài ra, cước phí trên tuyến Thượng Hải đến New York gần đây đạt 6,463 USD mỗi FEU, tăng khoảng 142% so với cùng kỳ, trong khi cước phí trên tuyến Thượng Hải đến Los Angeles gần đây đạt 5,975 USD mỗi FEU, tăng khoảng 215% so với cùng kỳ năm trước.

Ông Vincent Clerc - CEO Tập đoàn vận tải biển Maersk cho rằng, với tình trạng giá cả tăng mạnh như vậy có thể thúc đẩy thêm nhiều nhà bán lẻ ở phương Tây tìm cách vận ​​chuyển hàng hóa phục vụ mùa mua sắm Giáng sinh với khối lượng lớn hơn và sớm hơn bình thường. Ở giai đoạn này, điều thực sự có thể gây thêm áp lực lên chuỗi cung ứng toàn cầu là các nhà bán lẻ tranh nhau đặt đơn hàng nhiều hơn mức họ cần.

Còn theo dữ liệu từ sàn giao dịch logistics quốc tế Phaata, giá cước tuyến TP.HCM đi Mỹ đang tăng mạnh. Trong khi đó, chỉ số container thế giới của Drewry (WCI) tăng 12% lên 4.716 USD/container 40 feet trong tuần từ ngày 30-5 tới 6-6 và tăng 181% so với cùng kỳ năm ngoái. Từ Thượng Hải đến Genoa, giá cước đã tăng 17% ở mức 6.664 USD/container 40 feet. Giá cước từ Thượng Hải đến New York tăng 6% lên 7.214 USD/container 40 feet.

 
Giá cước vận tải biển tăng thẳng đứng - Ảnh 2.

Giá cước vận tải biển tăng khiến nhiều doanh nghiệp rất đau đầu


Việc định tuyến lại các tàu từ Biển Đỏ qua Mũi Hảo Vọng đã gây ra tình trạng thiếu công suất, tắc nghẽn cảng ngày càng tăng và nhu cầu tăng cao. Tất cả đều góp phần thúc đẩy sự gia tăng đột biến về giá vận chuyển container giao ngay trên các tuyến đường chính.

Theo các chuyên gia nhận định, thị trường vận tải biển hiện đang rơi vào khủng hoảng khó khăn hơn cả thời điểm Covid-19. Lượng container đang chờ để rời khỏi cảng này quá lớn. Trên thực tế, tình trạng không có tàu nên giá cước tăng đột biến lại xuất hiện, gấp 2 - 2,5 lần so với 2 tháng trước. Nguyên nhân tác đông giá cước từ ảnh hưởng cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đang diễn ra ở kênh đào Panama và những dấu hiệu leo thang trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.

Đầu năm nay, các chuyên gia hậu cần dự báo sẽ có đủ công suất container và tàu container để giải quyết các vấn đề về chuỗi cung ứng, từ khủng hoảng hàng hải ở Biển Đỏ đến hạn hán ở kênh đào Panama. Nhưng Goetz Alebrand, người đứng đầu bộ phận vận tải biển châu Mỹ của hãng giao nhận DHL Global Forwarding, nói với CNBC rằng không gian tàu trên nhiều tuyến thương mại không đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Còn theo một số doanh nghiệp, do chính phủ Mỹ có kế hoạch áp mạnh thuế lên nhiều loại hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc từ đầu tháng 8 tới, nên các nhà xuất khẩu Trung Quốc và nhà nhập khẩu Mỹ muốn "chạy deadline", đẩy nhanh việc xuất nhập khẩu trước tháng 8 để né thuế. Họ sẵn sàng trả cước vận tải cao hơn để giữ chỗ, chiếm container trước. Hiện, lượng hàng hóa của các nhà xuất khẩu Trung Quốc đang dồn tại cảng Singapore khá lớn, ước khoảng 26% sức chở container toàn cầu đang bị kẹt tại khu vực này. 

Doanh nghiệp tự cứu chính mình

Chia sẻ những tác động của việc giá cước tăng đến doanh nghiệp Việt, các chuyên gia kinh tế nhấn mạnh, giá cước tàu biển bất ngờ tăng vọt và biến động hằng ngày như vậy khiến cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn khi chi phí bị đội lên cao và đối diện với nhiều rủi ro, chậm trễ trong giao hàng...

Điều đáng nói, các doanh nghiệp Việt gần như không có sự lựa chọn bởi về vận tải biển quốc tế, đội tàu biển Việt Nam hiện chỉ đang đảm nhận vận chuyển khoảng 10% thị phần, chủ yếu vận tải các tuyến gần như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và khu vực Đông Nam Á. Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường lớn như Mỹ, EU... phụ thuộc vào hãng tàu nước ngoài.

"Giá cước vận tải biển tăng khiến nhiều doanh nghiệp rất đau đầu vì các hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường lớn như Mỹ, EU... đều phụ thuộc vào hãng tàu nước ngoài. Thực tế cho thấy, chi phí vận chuyển hiện chiếm trên 15% giá thành sản phẩm, song toàn bộ container rỗng tập trung hết về Trung Quốc do chi phí cao hơn các nước khác, nên dự đoán ở Việt Nam sẽ rất thiếu container rỗng, đẩy giá cước tàu biển tiếp tục tăng trong thời gian tới", ông Phan Đình Quân - Giám đốc Công ty TNHH tiếp vận EZ Shipping (Hà Nội) chia sẻ với báo giới.

Trước thực trạng trên, các chuyên gia kinh tế khuyên doanh nghiệp nên dừng đặt tàu để nghe ngóng tình hình nếu không bị áp lực xuất khẩu. Hơn thế nữa, hiện các hãng tàu lớn trên thế giới đều không còn chỗ trống hoặc tăng giá, vì vậy doanh nghiệp cũng không có sự lựa chọn nào khác.

Cũng theo dự báo của các chuyên gia, tình hình thị trường cho thấy, cước vận tải biển sẽ neo ở mức cao sang hết quý 3 năm nay. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu nên nỗ lực tìm cách giảm bớt chi phí giá cước tàu. Trong đó, phương án tìm nhà cung cấp thay thế tạm thời nhưng không có nguy cơ mất đơn hàng để tạm thời không gánh một chi phí lớn về giá cước phí. 

Thậm chí, chúng ta có thể tính đến phương án dồn hàng xuất khẩu vận chuyển bằng máy bay hoặc có thể sẽ phải tạm ngưng xuất khẩu với những đơn hàng kém quan trọng, hoặc xin giãn thời gian giao hàng...

Còn theo Bộ Công thương, doanh nghiệp nên tính đến cả phương án huyển hướng xuất khẩu sang những thị trường thuận lợi hơn, gần kề hơn như Trung Quốc, Nhật Bản, ASEAN...Về vấn đề này, ông Hồ Quốc Lực - Chủ tịch HĐQT công ty CP thực phẩm Sao Ta thông tin , đối với cước vận tải biển đi Bắc Mỹ, Tây Âu tăng giá 100% so với thời kỳ thấp điểm, trong khi các tuyến đi Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia giá ổn định hơn.

Trước tình trạng nêu trên, Cục Hàng hải Việt Nam vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị tăng cường giám sát các doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa container bằng đường biển thực hiện niêm yết giá và phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa container bằng đường biển (giá và phụ thu ngoài giá); Việc tuân thủ hiệu lực của việc niêm yết giá, phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa container bằng đường biển, giá dịch vụ tại cảng biển theo quy định tại Nghị định số 146/2016/NĐ-CP của Chính phủ.


Nguồn: https://vtv.vn/kinh-te/gia-cuoc-van-tai-bien-tang-thang-dung-20240612220106854.htm
THÀNH VIÊN ĐĂNG NHẬP
THỊ TRƯỜNG GIÁ CÀ PHÊ
Cập nhật hôm nay:
Giá định hướng ICOGiá trên sàn kỳ hạnGiá nội địa

Xem chi tiết >>>                             Chỉ số giá định hướng ngày: 12/08/2022

ĐVT: US cents/lb  

 

 

 

ICO Indicator prices
(US cents/lb)  12/08/2022

 

 

change

ICO Composite

201.65

+0.3%

Colombian Milds

296.41

+0.9%

Other Milds

270.12

+0.7%

Brazilian Naturals

221.83

-0.4%

Robustas

112.73

+0.5%

Xem chi tiết >>>                             Phiên giao dịch: 15/08/2022

ĐVT: USD/tấn (London)

US cents/lb (New York)

 

London

Giá khớp

Thay đổi

09/22

2256

+4

11/22

2265

+4

New York

Giá khớp

Thay đổi

12/22

221.55

-0.85

03/23

216.70

-0.85

Xem chi tiết >>>                            Ngày cập nhật: 25/07/2022

ĐVT: đồng/kg

 

 

Daklak:                

Mua xô: 43.400 đồng/kg cơ sở

Giao kho Daklak: 43.600 đồng/kg

Giao kho Bình Dương: 43.800 đồng/kg

R2: +200 đồng/kg so với xô

Mua R1 sàng 16: +800 đồng/kg

 

Gia Lai:                

Mua xô: 43.200 – 43.400 đồng/kg

 

Lâm Đồng:          

Mua xô: 43.400 – 43.600 đồng/kg

 



HỘI VIÊN LIÊN KẾT
lien_he_qung_cao
WEBSITE LIÊN KẾT
icobo_tai_chinhbo_cong_thngvcci_chuan_moi
cu_thuebo_nong_nghiephai_quantong_cuc_thong_ke
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI
logo_mau_moiw

HIỆP HỘI CÀ PHÊ - CA CAO VIỆT NAM (VICOFA)

Người đại diện: Ông Nguyễn Nam Hải - Chủ tịch Hiệp hội

 

Địa chỉ: Số 5 Ông Ích Khiêm, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội

VP Đại diện VICOFA tại TP. HCM: 135A Pasteur (lầu 5), phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. HCM

 

Tel: 024 3733 6520 - 3845 2818

E-mail: info.vicofa@gmail.com 

Website: www.vicofa.org.vn

 

Ghi rõ nguồn "www.vicofa.org.vn" khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này.

 

                                                                 gf-icn-youtube gf-icn-facebook gf-icn-twitter gf-icn-instagram gf-icn-rss

Website is designed at tnweb.vn