Language Translation
.
logo_khong_nen_khong_chu_tai_web
HIỆP HỘI CÀ PHÊ - CA CAO VIỆT NAM
Vietnam Coffee Cocoa Association ( Vicofa )
Bền vững - Năng suất - Chất lượng - Giá trị gia tăng
Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

Người trồng cà phê điêu đứng vì vay… nặng lãi

Ngày đăng: 08-08-2018

Bởi thiếu vốn đầu tư chăm sóc vườn cà-phê nên nhiều hộ đã vay vốn bên ngoài với lãi suất cao. Đến hạn trả cả gốc lẫn lãi, dù giá cà-phê đang ở mức thấp nhưng cũng đành ngậm đắng nuốt cay, bán để trả nợ nên trắng tay, cuộc sống hết sức khó khăn, điêu đứng.


Bon Sê rê Ú, xã Đác Nia chỉ nằm cách trung tâm thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đác Nông khoảng 20km , đường giao thông đã được nhựa hóa. Toàn buôn hiện có 204 hộ với hơn 700 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào M’nông, Mạ sinh sống bao đời nay.

Cuộc sống của người dân ở bon Sê rê Ú chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính, mà trực tiếp là trồng cà-phê và sắn... Nhưng do thiếu vốn sản xuất, người dân phải vay vốn bên ngoài với lãi suất 50-60%/năm, thậm chí là 70%/năm để đầu tư chăm sóc vườn cà-phê, nên đến vụ thu hoạch họ thu về chỉ đủ để trả nợ, khiến cái đói cái nghèo luôn đeo bám bà con trong bon từ năm này qua năm khác, khó dứt ra được.

Chúng tôi đến bon Sê rê Ú khi vụ thu hoạch cà-phê niên vụ 2013-2014 vừa xong, nhưng nhiều gia đình không còn chút cà-phê nào cất trữ trong nhà, mặc dù hiện này giá cà-phê đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm qua.

Thông thường, sau khi thu hoạch cà-phê về, người dân phơi khô, cất trữ trong nhà chờ giá cao mới bán. Để mua sắm Tết hay chuẩn bị cho việc tưới nước đợt một, người dân cũng chỉ bán một ít mà thôi, đằng này nhiều gia đình bán hết ngay sau khi thu hoạch xong.

Ghé thăm gia đình anh K’Song ở khu vực giữa bon Sê rê Ú, đúng lúc anh đi làm rẫy về, khuôn mặt đỏ ửng vì cháy nắng và nhễ nhại mồ hôi. Anh K’Song cho biết: “Gia đình tôi trồng được 2ha cà-phê đang trong thời kỳ kinh doanh. Đầu năm 2013, do không có vốn đầu tư chăm sóc vườn cà-phê, tôi được Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Đác Nông giải quyết cho vay 20 triệu đồng thuộc diện sinh sống ở vùng khó khăn. Cầm 20 triệu đồng về chỉ đủ mua phân bón một đợt, trong khi mỗi năm vườn cà-phê phải bón ba đợt phân. Thiếu vốn, tôi mang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ra Ngân hàng NN&PTNT, chi nhánh tỉnh Đác Nông, để thế chấp vay vốn, nhưng phía ngân hàng trả lời là không có tiền nên không cho vay. Trong lúc khó khăn chưa biết tính toán thế nào, thì tôi được người ta giới thiệu đến vay vốn của một người dân ngoài thị xã Gia Nghĩa với lãi suất 5%/tháng. Dù biết lãi suất quá cao, nhưng nếu không có vốn đầu tư thì vườn cà-phê sẽ rụng trái, khô cành, chết dần, không chỉ thất thu năm nay mà các năm sau cũng mất trắng nên đành chấp nhận vay 40 triệu đồng, sau khi thu hoạch cà-phê về sẽ trả cả gốc lẫn lãi. Cứ tưởng thu hoạch cà-phê về sẽ đủ trả nợ, ai ngờ năm nay vườn cà-phê mất mùa, với diện tích 2ha nhưng chỉ thu được 2,5 tấn cà-phê nhân. Thêm vào đó, kể từ khi bước vào vụ thu hoạch đến nay, giá cà-phê liên tục giảm mạnh, hiện chỉ còn 33.000-34.000 đồng/kg. Mặc dù giá cà-phê đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm qua, nhưng thu hoạch được tạ nào, tôi đều bán hết để trả nợ, chứ để ngày nào sẽ chịu lãi suất ngày đó. Hiện nay, trong nhà không còn hạt cà-phê nào, không biết lấy gì để nuôi con cái ăn học và đầu tư cho năm sau đây”.

Cùng hoàn cảnh như anh K’Song, anh K’Thanh trồng được ba ha cà-phê và cũng chỉ được Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Đác Nông giải quyết cho vay 30 triệu đồng vốn ưu đãi diện sinh sống ở vùng khó khăn. Thiếu vốn nhưng không vay được nguồn vốn của Ngân hàng NN&PTNT, anh đã vay vốn bên ngoài với lãi suất 5%/tháng để đầu tư chăm sóc vườn cà-phê.

Anh K’Thanh bức xúc: “Mặc dù chúng tôi có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hẳn hoi, nhưng khi mang ra thế chấp vay vốn thì phía Ngân hàng NN&PTNT tỉnh nói không có tiền. Vì vậy, chúng tôi buộc phải vay nóng bên ngoài với lãi suất cao để đầu tư cho vườn cà-phê. Làm nông nghiệp mà vay vốn với lãi suất 60%/năm thì người dân chúng tôi có làm mấy cũng chỉ nuôi nhà giàu mà thôi”.

Khi chúng tôi đề nghị cho biết tên tuổi, địa chỉ người cho vay với lãi suất 5-6%/tháng thì cả anh K’Song và K’Thanh đều cho biết, thông qua người quen các anh mới biết người này, người cho vay nặng lãi này ở tại thị xã Gia Nghĩa nhưng không dám cho biết tên tuổi, địa chỉ vì sợ năm sau họ không cho vay nữa.

Không chỉ riêng anh K’Song, K’Thanh mà có khá nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở buôn Sê rê Ú nói riêng, các thôn, buôn trên địa bàn xã Đác Nia nói chung do không vay được vốn ngân hàng nên đành phải vay “tín dụng đen” bên ngoài với lãi suất “cắt cổ” để đầu tư chăm sóc vườn cà-phê, khiến cuộc sống lâm vào hoàn cảnh khó khăn, điêu đứng. Nhiều gia đình sau khi trả nợ không còn tiền để sinh hoạt, nhất là trong những ngày Tết Nguyên đán đang đến gần.

Ông K’Bình, Bon trưởng bon Sê rê, đề nghị: Các cấp, các ngành cần có giải pháp để người dân sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, người đồng bào DTTS được tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước để đầu tư sản xuất, có như vậy người dân mới thoát khỏi đói nghèo được.

Phó Chủ tịch UBND xã Đác Nia Nguyễn Thái Ban cho biết: Việc này lãnh đạo xã cũng đã nghe người dân phản ảnh nhiều. UBND xã đang cho rà soát lại, nắm bắt thông tin đầy đủ. UBND xã Đác Nia sẽ kiến nghị với các cấp, các ngành, đặc biệt là các ngân hàng trên địa bàn giải quyết cho người dân trong xã được tiếp cận các nguồn vốn của ngân hàng để đầu tư sản xuất nông nghiệp, không để xảy ra tình trạng người dân vay vốn “tín dụng đen” bên ngoài với lãi suất “cắt cổ” như thời gian vừa qua.

Đồng thời đề nghị các ngành chức năng có biện pháp ngăn chặn kịp thời tình trạng cho vay nặng lãi, không để một số người lợi dụng trục lợi trên mồ hôi, công sức của dân nghèo, gây mất an ninh trật tự trên địa bàn.

Nguồn: Báo Nhân dân

TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC
THÀNH VIÊN ĐĂNG NHẬP
THỊ TRƯỜNG GIÁ CÀ PHÊ
Cập nhật hôm nay:
Giá định hướng ICOGiá trên sàn kỳ hạnGiá nội địa

Xem chi tiết >>>                             Chỉ số giá định hướng ngày: 12/08/2022

ĐVT: US cents/lb  

 

 

 

ICO Indicator prices
(US cents/lb)  12/08/2022

 

 

change

ICO Composite

201.65

+0.3%

Colombian Milds

296.41

+0.9%

Other Milds

270.12

+0.7%

Brazilian Naturals

221.83

-0.4%

Robustas

112.73

+0.5%

Xem chi tiết >>>                             Phiên giao dịch: 15/08/2022

ĐVT: USD/tấn (London)

US cents/lb (New York)

 

London

Giá khớp

Thay đổi

09/22

2256

+4

11/22

2265

+4

New York

Giá khớp

Thay đổi

12/22

221.55

-0.85

03/23

216.70

-0.85

Xem chi tiết >>>                            Ngày cập nhật: 25/07/2022

ĐVT: đồng/kg

 

 

Daklak:                

Mua xô: 43.400 đồng/kg cơ sở

Giao kho Daklak: 43.600 đồng/kg

Giao kho Bình Dương: 43.800 đồng/kg

R2: +200 đồng/kg so với xô

Mua R1 sàng 16: +800 đồng/kg

 

Gia Lai:                

Mua xô: 43.200 – 43.400 đồng/kg

 

Lâm Đồng:          

Mua xô: 43.400 – 43.600 đồng/kg

 



HỘI VIÊN LIÊN KẾT
lien_he_qung_cao
WEBSITE LIÊN KẾT
icobo_tai_chinhbo_cong_thngvcci_chuan_moi
cu_thuebo_nong_nghiephai_quantong_cuc_thong_ke
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI
logo_mau_moiw

HIỆP HỘI CÀ PHÊ - CA CAO VIỆT NAM (VICOFA)

Người đại diện: Ông Nguyễn Nam Hải - Chủ tịch Hiệp hội

 

Địa chỉ: Số 5 Ông Ích Khiêm, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội

VP Đại diện VICOFA tại TP. HCM: 135A Pasteur (lầu 5), phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. HCM

 

Tel: 024 3733 6520 - 3845 2818

E-mail: info.vicofa@gmail.com 

Website: www.vicofa.org.vn

 

Ghi rõ nguồn "www.vicofa.org.vn" khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này.

 

                                                                 gf-icn-youtube gf-icn-facebook gf-icn-twitter gf-icn-instagram gf-icn-rss

Website is designed at tnweb.vn