Cà phê có vai trò quan trọng với nền kinh tế và đời sống đồng bào các dân tộc miền núi. Cà phê được trồng tập trung ở Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum) chiếm trên 90% diện tích cà phê cả nước. Ở phía Bắc, cà phê được trồng nhiều ở Sơn La, Điện Biên, Quảng Trị và Nghệ An…
Đứng trước thách thức
Cà phê đóng góp 2% GDP của cả nước, 30% GDP các tỉnh Tây Nguyên, tạo công ăn việc làm cho trên 2 triệu lao động trực tiếp và gián tiếp. Năm 2013, theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) sản lượng cà phê Việt Nam đứng thứ 2 trên thế giới, chiếm 18,9% về thị phần, thương mại chiếm 19,8%. Năm 2014, Việt Nam xuất khẩu trên 1,6 triệu tấn cà phê, đạt 3,6 tỷ đô la Mỹ. Song cà phê vẫn đang đứng trước các thách thức lớn. Một làthời tiết biến đổi đe dọa mùa màng: Sương muối năm 2013 ở Sơn La, khô cạn và mưa sớm ở Đắk Lăk, bão vào Quảng Trị, Gia Lai, Kon Tum… Hai là tỷ lệ cây cà phê già tăng, năng suất thấp, vốn cần cho tái cnah lớn. Bên cạnh đó, giá cả thị trường biến động liên tục ảnh hưởng tới thu nhập của người nông dân. Cuối cùng là lỗi của công tác quản lý phân bón và thuốc trừ sâu không đạt yêu cầu gây thiệt hại cho người trồng cà phê khi mua phải sản phẩm không đúng chất lượng. Năm nay, cà phê có vùng mất mùa, nhưng giá bán cà phê nhân vẫn đạt 39 – 41 triệu đồng/tấn cà phê nhân xô đối với cà phê vối.
Nâng cao hiệu quả và giá trị
Đầu năm ông Lương Văn Tự bàn chuyện làm thế nào nâng cao hiệu quả canh tác và giá trị của hạt cà phê.
Thứ nhất là nên trồng và chăm bón theo quy trình VietGAP mà các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Nông nghiệp và cơ quan Khuyến nông hướng dẫn; tham gia các chương trình chứng chỉ phát triển bền vững như 4C, chứng chỉ Utz, Rainforest Alliance, Fairtrade… Bà con trồng cà phê theo các chương trình này vừa tiết kiệm phân bón, nước tưới, vừa đảm bảo môi trường và giá bán cao hơn.
Thứ hai là đến mùa thu hoạch, hái nhiều lần đảm bảo hái quả chín đạt trên 90% thì chất lượng và hương thơm cà phê tốt. Về lâu dài sẽ được khách hàng ưa chuộng, bán được giá cao hơn. Ở Châu Phi có quốc gia còn lạc hậu hơn Việt Nam, nhưng người trồng cà phê biết bảo nhau phải hái 100% cà phê chín nên giá cà phê nhân của họ cao hơn cà phê cùng loại Arabica của Việt Nam.
Thứ ba là đầu tư vào sân phơi, thiết bị máy móc chế biến ướt và các lưới nylon thay sân phơi. Đặc biệt phải giữ an toàn cho hạt cà phê khô cho đến khi bán.
Thứ tư là sản xuất cà phê thu hoạch 1 vụ bán quanh năm. Chính phủ đã có chính sách cho vay tín chấp nên sau khi thu hoạch bà con không nên bán ồ ạt khiến giá giảm, ảnh hưởng đến thu nhập của mình mà căn cứ vào nhu cầu tiêu dùng bán từ từ. Ba năm nay bà con đã làm tốt việc này nên thị trường trong nước khá ổn định. Các năm tiếp theo, bà con cần phát huy và phối hợp với nhau để bán hàng đúng lúc với giá có lợi cho cả ngành, cả vùng của mình.
Cuối cùng là chúng ta có trên 600.000 hộ nông dân trồng cà phê, xuất khẩu cà phê bán cho trên 20 công ty nước ngoài có trụ sở ở Việt Nam. Các công ty này lại bán cho 8 nhà rang xay của thế giới, tiêu thụ khoảng 80% lượng cà phê toàn cầu. Như vậy là vạn người bán có mười người mua. Nếu bà con các vùng không liên kết được với nhau thì không đưa công nghệ canh tác chế biến vào được, không thay đổi cách canh tác trồng cây che bóng thì vườn sẽ bị cạn kiệt, năng suất thấp, không tạo sức mạnh cộng đồng bảo vệ quyền lợi của mình tạo thế để mặc cả với người mua.
Lương Văn Tự
Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam
Mật khẩu | |
Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu | Đăng ký | |
HIỆP HỘI CÀ PHÊ - CA CAO VIỆT NAM (VICOFA)
Người đại diện: Ông Nguyễn Nam Hải - Chủ tịch Hiệp hội
Địa chỉ: Số 5 Ông Ích Khiêm, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội
VP Đại diện VICOFA tại TP. HCM: 135A Pasteur (lầu 5), phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. HCM
Tel: 024 3733 6520 - 3845 2818
E-mail: info.vicofa@gmail.com
Website: www.vicofa.org.vn
Ghi rõ nguồn "www.vicofa.org.vn" khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này.