Theo số liệu thống kê, xuất khẩu cà phê niên vụ 2021-2022 đạt 1,68 triệu tấn các loại/tổng sản lượng sản xuất đạt khoảng 1,7 – 1,8 triệu tấn, trong đó tiêu thụ nội địa và chế biến gần 400.000 tấn, chiếm khoảng 23,52%/ tổng sản lượng sản xuất của cả nước. Đây là con số rất đáng khích lệ bởi vì trước đây sản lượng cà phê tiêu thụ trong nước và chế biến sâu chỉ chiếm từ 5% đến 7%.
Ba cái được của niên vụ 2021-2022
Ông Nguyễn Nam Hải – Chủ tịch Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (VICOFA) cho biết, xuất khẩu cà phê niên vụ 2021-2022 có 3 cái được.
Thứ nhất xuất khẩu cà phê chỉ đạt gần 1,68 triệu tấn nhưng về kim ngạch mang về đạt khoảng 3,9 tỷ USD. Đây là mức kim ngạch lớn nhất hiện nay.
Thứ hai, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm chế biến sâu như cà phê rang xay, cà phê hòa tan,… trong các niên vụ cà phê gần đây tăng cao so với các năm trước trên dưới 15%.
Thứ ba, cà phê tiêu thụ nội địa ngày một tăng cao. Nhìn chung ngành hàng cà phê đã có bước phát triển ngoạn mục trong năm qua.
Tuy vậy, Việt Nam bắt đầu niên vụ cà phê mới năm 2022-2023 với nhiều dự báo thị trường cà phê toàn cầu sẽ gặp nhiều khó khăn, còn ngành hàng cà phê trong nước cũng đối mặt với đầy khó khăn và thách thức.
“Cách đây khoảng một tháng giá cà phê trong nước trên dưới 50.000 đồng/kg, nhưng chỉ trong một tháng thôi giá cà phê đã giảm sâu và hiện nay giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây nguyên giảm và dao động trên dưới 40.000 đồng/kg.
Cuộc chiến giữa Nga và Ukraina dẫn đến tình trạng lạm phát ở các nước đặc biệt là các nước nhập khẩu cà phê lớn... Các điều kiện khách quan này đã ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ cà phê trên thị trường toàn cầu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cà phê trong nước còn gặp khó khăn về nguồn vốn tín dụng, làm ảnh hưởng đến hoạt động thu mua và kinh doanh của họ”, Chủ tịch VICOFA nói.
Nông dân Tây Nguyên đang thu hoạch vụ cà phê 2022-2023 |
Niên vụ cà phê mới: Khó chồng khó
Thông thường vào thời điểm thu hoạch cà phê, các ngân hàng cho các doanh nghiệp vay vốn thu mua cà phê theo nhu cầu để chế biến phục vụ cho thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. Tuy nhiên, năm nay trước khi bước vào vụ thu hoạch vụ cà phê mới, ngân hàng đã siết room tín dụng khiến các doanh nghiệp không thể giải ngân nguồn vốn theo kế hoạch kinh doanh.
Hiện khu vực Tây Nguyên đang trong giai đoạn thu hoạch cà phê và vụ thu hoạch chỉ diễn ra trong 3 tháng, nhưng lượng tiền kinh doanh của các doanh nghiệp hạn chế do hạn mức vay tiền và lãi suất vay tăng cao, dẫn đến khó đảm bảo thu mua cà phê cho người nông dân trong các tháng thu hoạch. Điều này khiến cho hầu hết các doanh nghiệp gặp khó khăn mà chưa tìm ra lối thoát.
“Từ giữa tháng 11, tháng 12 và tháng 1/2023 là thời gian thu hoạch cà phê, doanh nghiệp cần một lượng tiền lớn để thu mua nhưng bị siết room tín dụng và lãi suất tăng cao, khiến cho thị trường cà phê đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
Đặc biệt, thời gian thu hoạch cà phê lại rơi ngay vào dịp cuối năm nên người nông dân cần có tiền trang trải chi phí mùa vụ và mua sắm Tết cho gia đình. Do vậy nhu cầu bán ra của nông dân cao làm cho nguồn cung càng dồi dào nhưng bán ra lại ít người mua nên khó lại chồng khó thành ra quá khó.
Đây là niên vụ cực kỳ khó khăn và giải pháp cụ thể bây giờ là đề nghị ngân hàng nới room tín dụng và hạ lãi suất cho vay cùng với đó là doanh nghiệp tăng tìm các thị trường tiêu thụ”, Chủ tịch VICOFA chia sẻ.
Xuất khẩu cà phê sang các thị trường chủ lực đều giảm
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê trong nửa đầu tháng 11/2022 đạt 36.156 tấn, trị giá 93,838 triệu USD; cộng dồn từ đầu năm đến kỳ báo cáo xuất khẩu cà phê đạt 1.381.345 tấn, trị giá 3,165 tỷ USD, tăng 4,27% về lượng và tăng 24,45% về kim ngạch nhờ giá cà phê xuất khẩu tăng cao. Giá cà phê xuất khẩu trong 10 tháng qua bình quân đạt 2.283 USD/tấn, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm 2021. Với kết quả này, Việt Nam đã có vụ cà phê được mùa, được giá.
Theo Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương, những ngày đầu tháng 11/2022, giá cà phê Robusta tại thị trường nội địa giảm theo giá thế giới. Ngày 9/11/2022, giá cà phê Robusta giảm 1.100 đồng/kg so với ngày 28/10/2022 ở các tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Nông. Mức giá thấp nhất 3.900 đồng/kg tại tỉnh Lâm Đồng; mức cao nhất 40.500 đồng/kg tại tỉnh Đắk Lắk; tại tỉnh Gia Lai và Đắk Nông là 40.400 đồng/kg.
Trong tháng 10/2022, xuất khẩu cà phê sang hầu hết các thị trường chủ lực giảm về lượng so với tháng 10/2021. Tính chung 10 tháng năm 2022, xuất khẩu cà phê sang các thị trường Ý, Bỉ, Nga, Tây Ban Nha, Anh tăng nhưng xuất khẩu cà phê sang Đức, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Philippines giảm so với cùng kỳ năm 2021.
Trong khối EU, ngoại trừ xuất khẩu sang Đức giảm 9,4% các thị trường khác đều tăng mạnh như Bỉ tăng gấp 2,2 lần, Hà Lan tăng 2,5 lần, Tây Ban Nha tăng 37,3%, Italia tăng 8,9%... Bên cạnh EU, một số nước khác như Nga, Anh, Ấn Độ, Australia cũng tăng nhập khẩu cà phê Việt Nam. Đặc biệt, xuất khẩu cà phê sang Mexico tăng gấp 38 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Trái lại, xuất khẩu cà phê sang thị trường Mỹ, Nhật Bản, Philippines, Algeria, Trung Quốc... lại có xu hướng giảm.
Tháng 10/2022, giá cà phê xuất khẩu bình quân đạt 2.591 USD/tấn, tăng 6,1% so với tháng 9/2022 và tăng 18,4% so với tháng 10/2021. Tính chung 10 tháng đầu năm, giá cà phê xuất khẩu bình quân đạt mức 2.300 USD/tấn, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Theo
Mật khẩu | |
Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu | Đăng ký | |
HIỆP HỘI CÀ PHÊ - CA CAO VIỆT NAM (VICOFA)
Người đại diện: Ông Nguyễn Nam Hải - Chủ tịch Hiệp hội
Địa chỉ: Số 5 Ông Ích Khiêm, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội
VP Đại diện VICOFA tại TP. HCM: 135A Pasteur (lầu 5), phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. HCM
Tel: 024 3733 6520 - 3845 2818
E-mail: info.vicofa@gmail.com
Website: www.vicofa.org.vn
Ghi rõ nguồn "www.vicofa.org.vn" khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này.